Bồ Đào Nha

Các dấu hiệu sốt thường gặp ở trẻ em như nóng khi dùng tay chạm vào cơ thể, má và mặt đỏ bừng, ớn lạ virus hpv

【virus hpv】Chăm sóc trẻ sốt

Các dấu hiệu sốt thường gặp ở trẻ em như nóng khi dùng tay chạm vào cơ thể,ămsóctrẻsốvirus hpv má và mặt đỏ bừng, ớn lạnh kèm theo đổ mồ hôi, mệt mỏi...

Sốt là phản ứng của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhiễm trùng đều có triệu chứng sốt. Do đó, cha mẹ cần nắm được những điều nên làm và tránh để xử trí kịp thời khi con sốt.

Nên làm

Uống nhiều nước:Sốt gây đổ mồ hôi có thể khiến trẻ mất nước, nên cung cấp nước nhiều hơn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, trẻ trên 6 tháng tuổi đang ăn dặm, ngoài sữa có thể thêm trái cây, uống nước lọc. Các bé độ tuổi biết đi có thể bổ sung thêm chất điện giải nếu kèm theo tiêu chảy. Trẻ lớn hơn có thể ăn kem, súp giúp tăng cường vitamin và chất dinh dưỡng.

Ăn đủ bữa: Trẻ sốt có thể ít đói, chán ăn hơn bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần đảm bảo con ăn đủ bữa, đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Ăn đầy đủ dưỡng chất có thể tăng khả năng chống nhiễm trùng tốt hơn. Thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như bột, cháo, súp, mì, miến phở phù hợp cho trẻ sốt. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, khoảng 2-3 giờ một lần, có thể tăng dần năng lượng và protein.

Trẻ còn bú mẹ nên bú nhiều hơn bình thường. Trẻ ăn dặm nên pha bột, cháo loãng hơn bình thường nhưng vẫn giữ nguyên tắc đủ 4 nhóm thực phẩm. Cha mẹ sử dụng loại hạt nảy mầm (giá đỗ, mầm ngô, mầm lúa...) và làm lỏng thức ăn nhằm tăng đậm độ năng lượng trong bột, cháo của trẻ.

Nên tránh

Mặc quá nhiều quần áo:Bé có thể cảm thấy lạnh khi sốt nhưng cha mẹ không nên cho con mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn dày. Điều này ngăn nhiệt độ cơ thể thoát ra ngoài, nhiệt còn có thể tăng cao hơn.

Một số gợi ý để giữ cho con thoải mái như ưu tiên quần áo nhẹ, thoáng khí bằng vải cotton, không đắp thêm chăn, giữ phòng ở nhiệt độ dễ chịu. Nếu con đổ mồ hôi và nóng, người lớn có thể dùng khăn ẩm, mát đắp lên trán hoặc sau gáy để dễ chịu hơn.

Phụ huynh không đắp thêm chăn cho trẻ khi bị sốt, giữ phòng ở nhiệt độ dễ chịu. Ảnh: Freepik

Không đắp thêm chăn cho trẻ khi bị sốt, giữ phòng ở nhiệt độ dễ chịu. Ảnh: Freepik

Uống thuốc:Khi trẻ sốt nhẹ, có thể tỉnh táo, chơi đùa, cha mẹ nên theo dõi nhiệt độ và không cần dùng thuốc hạ sốt. Sốt nhẹ tuy khó chịu nhưng có thể do phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh và thường không nguy hiểm. Trẻ sốt cao hơn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ nhỏ sốt không đáng lo ngại, nhưng phụ huynh cần biết khi nào con gặp nguy hiểm, cần đến viện kịp thời. Điều này tùy thuộc vào độ tuổi của bé, nhiệt độ cơ thể, sốt bao lâu và những triệu chứng kèm theo khác.

Tuy nhiên, trẻ càng nhỏ thì sốt càng đáng lo ngại, nên đi viện trong các trường hợp như trẻ sơ sinh, dưới ba tháng tuổi, sốt từ 38,5 độ C trở lên, trẻ 3-6 tháng tuổi sốt từ 39 độ C trở lên, trẻ trên 6 tháng tuổi từ 39,5 độ C trở lên.

Thời gian sốt cũng cần lưu ý. Các bé 3-12 tháng tuổi nên đến bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 24 tiếng. Những cơn sốt dai dẳng hai ngày trở lên, không có dấu hiệu hồi phục ở trẻ 1-2 tuổi, kéo dài trên ba ngày với trẻ từ 2 tuổi trở lên, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện.

Bé có các triệu chứng như buồn ngủ hoặc quấy khóc hơn bình thường, cổ cứng, đau đầu, tiêu chảy nghiêm trọng, khó thở, nôn mửa liên tục, phát ban không rõ nguyên nhân, cần đi khám.

Bảo Bảo(Theo Parents)

Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap