Bồ Đào Nha

Ngày 3.11, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị đ&aacut linh

【linh】Cán bộ gây thiệt hại cho người dân, TP.HCM bồi thường như thế nào?

Ngày 3.11,ánbộgâythiệthạichongườidânTPHCMbồithườngnhưthếnàlinh Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 5 năm thi hành luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước diễn ra tại TP.HCM.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (Trưởng phòng Công tác thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp TP.HCM) cho biết, từ khi luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 có hiệu lực từ năm 2018 đến nay đã 5 năm, TP đã phát sinh 6 vụ việc yêu cầu bồi thường.

Trong đó có 3 vụ việc đã giải quyết xong, 1 vụ việc đình chỉ, 2 vụ việc đang giải quyết. Công tác chi trả bồi thường cho người có yêu cầu được kịp thời, bảo đảm lợi ích của tổ chức, cá nhân được bồi thường, trong đó, trong hoạt động quản lý hành chính là hơn 1 tỉ đồng (2 vụ việc).

Việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại, đã được thực hiện sau khi giải quyết xong vụ việc yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện kịp thời. Cụ thể, số vụ việc bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính đã giải quyết xong, phải xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ là 2 vụ việc; trong đó 1 vụ việc đã ban hành quyết định hoàn trả bằng cách khấu trừ lương, thu nhập, còn 1 vụ việc chưa có quyết định trách nhiệm hoàn trả.

Các vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước, do người thi hành công vụ gây ra, đều thuộc trường hợp lỗi vô ý nên không xem xét kỷ luật.

Cán bộ gây thiệt hại cho người dân, TP.HCM bồi thường như thế nào? - Ảnh 1.

Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 5 năm thi hành luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước diễn ra tại TP.HCM

TRỌNG NGHĨA

Theo quy định của luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, việc hoàn trả toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường, chỉ xảy ra trong trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các trường hợp khác thì mức hoàn trả thấp hơn số tiền Nhà nước đã bồi thường, và không quá 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Tuy nhiên, theo bà Liên, đối với các trường hợp vụ việc có nhiều người thi hành công vụ gây thiệt hại, thì cách xác định mức hoàn trả chưa cụ thể, không bảo đảm nguyên tắc mức hoàn trả của từng người không quá 50% như luật đã quy định. Vì vậy, dẫn đến lúng túng, phải xin ý kiến hướng dẫn, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ việc.

Chưa quy định 3 trường hợp

Về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, đại diện TAND TP.HCM cho rằng, luật chưa quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự trong ba trường hợp. Thứ nhất, yêu cầu bồi thường trong quá trình tố cáo theo quy định pháp luật về tố cáo. Thứ hai, yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự tại cơ quan điều tra và tại viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Thứ ba, khởi kiện ngay ra tòa án để yêu cầu bồi thường theo thủ tục tố tụng trong trường hợp chưa có văn bản làm căn cứ để bồi thường.

Về cơ quan giải quyết bồi thường, luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa xác định được nội hàm khái niệm "trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại", dẫn đến một số cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất, cơ quan đang sử dụng và trả lương cho người thi hành công vụ; cách hiểu thứ hai, cơ quan đang trực tiếp sử dụng người thi hành công vụ; cách hiểu thứ ba, cơ quan đang trả lương cho người thi hành công vụ.

Từ nhiều cách hiểu khác nhau như trên, TAND TP.HCM cho rằng dẫn đến việc khó xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong một số trường hợp cụ thể…

Cán bộ gây thiệt hại cho người dân, TP.HCM bồi thường như thế nào? - Ảnh 2.

Nhiều ý kiến cho rằng luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vẫn còn những bất cập

TRỌNG NGHĨA

Cũng theo TAND TP.HCM, khoản 1 điều 4 luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã xác định: "Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo luật này". Tuy nhiên, tại điều 55 luật này lại cho phép áp dụng quy định về tố tụng hành chính, tố tụng hình sự. Đồng thời, Nhà nước là pháp nhân đặc biệt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước vẫn là một phần trong lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường và yêu cầu bồi thường thiệt hại tại tòa án vẫn liên quan đến bộ luật Dân sự, bộ luật Tố tụng dân sự, luật Tố tụng hành chính...

Vì vậy, TAND TP.HCM đề xuất cần phải sửa đổi hoặc bổ sung thêm quy định về việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không điều chỉnh được đầy đủ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap