Bồ Đào Nha

Năm nay, Phương Anh lên lớp 3A2, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tả Lèng, huyện Tam Đường. phim hay 789

【phim hay 789】Cô bé tí hon nuôi ước mơ thành giáo viên

Năm nay,ôbétíhonnuôiướcmơthànhgiáoviêphim hay 789 Phương Anh lên lớp 3A2, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tả Lèng, huyện Tam Đường. Cô bé dân tộc Mông nặng 14 kg, thấp bé nhất trong số bạn bè đồng trang lứa. Xương cột sống và xương ức của Phương Anh nhô cao khoảng 15 cm, khiến em gặp khó khăn trong vận động, di chuyển và không thể nằm thẳng. Nhiều lúc, khi lên xuống những bậc cao, em phải nhờ bạn bè hỗ trợ.

Anh Hảng A Nủ, 25 tuổi, bố của Phương Anh, cho biết con gái bị biến dạng bẩm sinh. Ngày đón Phương Anh chào đời, Nủ 16 tuổi, còn vợ 15. Vợ chồng Nủ từng đưa Phương Anh đi khám hai lần ở bệnh viện địa phương, bác sĩ kết luận em bị biến dạng cột sống và "không có thuốc chữa".

"Chúng tôi cũng chưa đưa con tới Hà Nội để khám, vì cũng không có tiền. Nghe bác sĩ nói vậy thì đưa về thôi", anh Nủ nói.

Phương Anh trong một giờ học trên lớp, tháng 9/2023. Ảnh: Thanh Hằng

Phương Anh trong một giờ học trên lớp, tháng 9/2023. Ảnh: Thanh Hằng

Thể trạng thấp kém, Phương Anh luôn được giáo viên trường Tả Lèng cho ngồi bàn đầu. Em được xếp vào nhóm học sinh khuyết tật, học hòa nhập nên trường không đánh giá hay xếp loại vào cuối kỳ và năm học.

Dạy Phương Anh năm ngoái, cô Nguyễn Thị Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 2A2, nói "rất sợ" mỗi khi học trò gặp vấn đề về sức khỏe. Em thường bị chảy máu cam vào mùa hè, ho nhiều trong mùa đông, khò khè từng hơi thở, có lần ngất tại lớp.

"Tôi rất sốt ruột về tình trạng của Phương Anh nhưng những lúc như vậy cũng chỉ biết cầm máu mũi cho em, lấy khăn ướt dấp lên trán, rồi đưa xuống phòng y tế", cô Minh kể, nói thêm vì sức khỏe yếu, có tháng số ngày nghỉ của Phương Anh nhiều hơn số ngày tới lớp.

Thể trạng và sức khỏe yếu cũng khiến Phương Anh gặp khó khăn trong học tập. Em thao tác chậm, nói nhỏ và chậm. Do đó, mỗi lần giao bài tập cho cả lớp, cô giáo thường cho Phương Anh làm ít bài hơn.

Cô bé tí hon của Tiểu học Tả Lèng  Cô bé tí hon của Tiểu học Tả Lèng

Phương Anh học và sinh hoạt bán trú với bạn bè, dù gặp nhiều bất tiện do sức khỏe yếu, thể trạng nhỏ bé. Video: Thanh Hằng

Thầy Nguyễn Đình Trung, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tả Lèng, nói gia đình Phương Anh thuộc diện hoàn cảnh nhất trong xã. Gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập, nhưng Phương Anh chưa một lần phải để thầy cô tới nhà vận động đi học.

"Em muốn làm giáo viên để dạy chữ cho các bạn", Phương Anh nói khi được hỏi về ước mơ.

Cô Trần Thị Tuyết, giáo viên chủ nhiệm năm nay của Phương Anh, cho hay gia đình rất quan tâm tới em, đưa đi học đều. Vì học bán trú tại trường, em được bố đưa đi học mỗi sáng thứ 2, tới chiều thứ 6 đón về.

Anh Nủ nói nhiều hôm giữa tuần nhớ con, anh mua bánh mỳ và sữa mang tới trường để con ăn thêm. Mấy nương ngô mùa nào cũng khiến vợ chồng anh Nủ làm không xuể nhưng người bố dặn Phương Anh chỉ cần ở nhà chơi với em gái 3 tuổi mỗi khi về nhà.

Về lực học, cô Minh nhận xét Phương Anh không nhanh bằng hầu hết bạn cùng lớp, nhưng có thể đọc, viết, cộng trừ trong phạm vi 10. Sự tiến bộ của em thấy rõ qua từng học kỳ. Em ít nói, nhưng ngoan và luôn nghe lời cô giáo. Cả năm học, Phương Anh chưa thiếu bài lần nào.

Cả sau lưng và trước ngực Phương Anh đều có phần xương nhô cao, khiến em khó khăn trong sinh hoạt. Phương Anh đứng nhưng chỉ cao bằng bạn cùng bàn đang ngồi. Ảnh: Thanh Hằng

Cả sau lưng và trước ngực Phương Anh đều có phần xương nhô cao, khiến em khó khăn trong sinh hoạt. Phương Anh đứng nhưng chỉ cao bằng bạn cùng bàn đang ngồi. Ảnh: Thanh Hằng

Với Phương Anh, đến trường vui vì có bạn. Còn anh Nủ nói từng được nhiều người khuyên cho Phương Anh đi làm, vì "bệnh như thế học làm gì", nhưng anh nghĩ khác. Bản thân chỉ học hết lớp 7, vợ hết lớp 3, anh Nủ muốn con được học hành đầy đủ.

Với sức khỏe hiện tại của Phương Anh, người bố không biết liệu con có thực hiện được ước mơ làm cô giáo hay không, nhưng sẽ cho con đi học tới chừng nào không được nữa mới thôi.

"Đi làm, đi bán hàng cũng cần biết chữ. Nghe cô giáo bảo con vẫn học được, tôi cũng mừng. Sau mà con muốn học đại học hay cao đẳng, tôi cũng nhất định cho đi. Tôi muốn con có chữ để tự lo cho mình", anh Nủ nói.

Thanh Hằng

Tiếp thêm động lực cho trẻ em ở vùng cao có cơ hội cải thiện cuộc sống, Quỹ Hy vọng - báo VnExpresstiếp tục nhận quyên góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mỗi sự chung tay của quý độc giả là thêm một tia sáng gửi thế hệ tương lai. Quý độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap