Bồ Đào Nha

Trong một báo cáo được công bố ngày 23.10, C& mu9

【mu9】3 hãng dược Trung Quốc bị tố sử dụng động vật nguy cấp làm nguyên liệu

Trong một báo cáo được công bố ngày 23.10,ãngdượcTrungQuốcbịtốsửdụngđộngvậtnguycấplàmnguyênliệmu9 Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại London (Anh), đã kêu gọi các nhà đầu tư vào 3 công ty - Đồng Nhân Đường Bắc Kinh, Dược phẩm Thiên Tân và Dược phẩm Ngao Đông Cát Lâm - thoái vốn cổ phần của họ, theo Reuters.

Ba công ty này nằm trong danh sách 72 công ty mà EIA cho biết đã sử dụng bộ phận cơ thể của những loài động vật bị đe dọa như báo và tê tê làm thành phần trong ít nhất 88 sản phẩm y học cổ truyền Trung Quốc (Trung y). 

Các công ty này không lập tức đưa ra bình luận.

3 hãng dược phẩm Trung Quốc bị tố sử dụng động vật nguy cấp làm nguyên liệu - Ảnh 1.

Một con tê tê được giải cứu từ đường dây buôn bán động vật hoang dã ở Nigeria

REUTERS

Theo EIA, nhóm đã tập trung vào 3 công ty dược phẩm nói trên của Trung Quốc vì các công ty này được niêm yết công khai và trưng bày các sản phẩm có chứa các bộ phận của da báo hoặc tê tê trên trang web của họ.

Các sản phẩm Trung y được biết đến với việc sử dụng nhiều bộ phận khác nhau của động vật làm nguyên liệu và các nhà sản xuất thường công khai quảng cáo về hiệu quả của những nguyên liệu đó và liệt kê chúng trên bao bì sản phẩm.

"Đặc biệt đáng thất vọng khi thấy rất nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn ủng hộ việc khai thác gây thiệt hại này... Họ cần thoái vốn khỏi các nhà sản xuất Trung y sử dụng các loài bị đe dọa trong thời gian sớm nhất", Avinash Basker, chuyên gia chính sách và pháp lý của EIA, cho biết.

EIA cho biết 62 tổ chức tài chính - bao gồm UBS, Deutsche Bank, HSBC Holdings, Citigroup và BlackRock - đã đầu tư một số tiền chưa thể xác định vào ít nhất một trong 3 công ty nói trên.

EIA kêu gọi chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng các bộ phận của động vật có nguy cơ tuyệt chủng cho mọi mục đích thương mại tại thị trường nội địa.

Cục Quản lý Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Luật bảo vệ động vật hoang dã sửa đổi của Trung Quốc, có hiệu lực từ tháng 5, cấm buôn bán hầu hết động vật hoang dã để dùng làm thực phẩm, nhưng giấy phép nhân giống và sử dụng vẫn có thể được cấp trong một số trường hợp nhất định.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap