Bồ Đào Nha

Sự kiện VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq mở đư& số miền trung

【số miền trung】Định vị thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới

Sự kiện VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq mở đường cho doanh nghiệp  Việt vươn ra toàn cầu

Sự kiện VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq mở đường cho doanh nghiệp Việt vươn ra toàn cầu

VF

Thị trường tài chính lớn nhất thế giới có tên VN

Cái tên VinFast - hãng xe điện thương hiệu Việt - đã được nhắc đến liên tục kể từ đêm 15.8.2023 (giờ VN) khi chính thức rung chuông giao dịch phiên đầu tiên cổ phiếu mang mã VFS trên sàn chứng khoán Nasdaq tại Mỹ. Ngay sau màn ra mắt thị trường tại Mỹ, dữ liệu thống kê của Google Trend cho thấy từ khóa "VinFast" đã tăng vọt trong phần tìm kiếm, nhiều nhất tại hai vùng Bắc Carolina và California. Đây lần lượt là hai địa điểm đặt nhà máy 4 tỉ USD và trụ sở của VinFast tại Mỹ. Trong nước, từ khóa "VIC" (mã cổ phiếu tập đoàn Vingroup - công ty mẹ của VinFast), hay "Nasdaq" đều lọt vào top tìm kiếm nhiều nhất, cao nhất lên tới 20.000 lượt.

Không chỉ có truyền thông và người Việt quan tâm theo dõi sự kiện này mà các hãng thông tấn, đài truyền hình nước ngoài cũng liên tục nói về cổ phiếu VFS. Những phiên giao dịch trong vòng một tuần sau khi niêm yết càng được chú ý khi cổ phiếu VFS vẫn tăng mạnh và thậm chí lên trên 90 USD, tăng hơn 9 lần so với mức 10 USD được định giá trong thỏa thuận hợp nhất với Back Spade trước đó. Hàng loạt tạp chí kinh tế, trang tin quốc tế đã có nhiều bài viết phân tích về VinFast và lý giải câu chuyện cổ phiếu VFS. 

Chuyên mục kinh tế hàng đầu "First Move with Julia Chatterley" thuộc Đài truyền hình CNN của Mỹ lên sóng trực tiếp tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) đã có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast, trong chương trình trực tiếp tại NYSE. Người dẫn chương trình, nhà báo Julia Chatterley, người từng trò chuyện với nhiều lãnh đạo nổi tiếng đến từ các thương hiệu như ông Reid Hoffman, đồng sáng lập mạng xã hội Linkedln; ông Tim Clark, Chủ tịch hãng Emirates Airlines; ông Chuck Robbins, Chủ tịch hãng Cisco…, đã mở đầu bài phỏng vấn với lời giới thiệu "VinFast - một trong những "người chơi" mới nhất trên thị trường ô tô điện". Việc được các hãng truyền thông lớn chú ý không chỉ là hiệu ứng cho riêng thương hiệu VinFast mà tên VN cũng được nhắc đến nhiều hơn.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc VinFast, cho biết việc trở thành công ty niêm yết tại Mỹ là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển toàn cầu của công ty. Đây không chỉ đơn thuần là những giao dịch trên thị trường chứng khoán mà còn ghi nhận niềm tin mạnh mẽ vào tầm nhìn và tiềm năng của công ty, cũng như thực hiện cam kết làm cho các phương tiện điện thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người. 

Theo lãnh đạo VinFast, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ còn nhằm chứng minh rằng mình cũng ngang hàng với các doanh nghiệp toàn cầu. Ngoài ra, việc lên sàn chứng khoán tại Mỹ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dồi dào cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô điện vẫn còn sơ khởi và đang phát triển.

Chưa đến 10 ngày sau cột mốc của VinFast, Công ty cổ phần VNG - đơn vị được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên tại VN - cũng công bố đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC). Theo đó, cổ đông lớn nhất là VNG Limited dự kiến sẽ chào bán ra công chúng (IPO) cổ phiếu phổ thông loại A tại sàn chứng khoán Nasdaq với mã giao dịch VNG. Các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt IPO này bao gồm Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, UBS Securities LLC và BofA Securities, Inc…

Việc VinFast niêm yết thành công và tiếp nối là VNG đã chính thức hiện thực hóa giấc mơ lên sàn vốn lớn nhất thế giới mà nhiều doanh nghiệp Việt đã đề cập gần 20 năm trước vì rất nhiều lý do khác nhau vẫn chưa thể thành công.

Mở đường cho doanh nghiệp Việt vươn ra toàn cầu

Với sự kiện lên sàn Nasdaq của VinFast, nhiều chuyên gia kinh tế trong ngoài nước đều cho rằng đây là thành công đáng tự hào không chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn đối với VN. Bởi Nasdaq là thị trường có tiêu chuẩn cho niêm yết rất cao, không dễ gì vào được. Điều đó chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp Việt đã hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế.

Là chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân cũng thốt lên "rất hãnh diện và tự hào" khi đề cập việc thương hiệu Việt đã lên sàn chứng khoán Mỹ. Theo ông, các doanh nghiệp này đã đi đúng hướng. Đó là tham gia lĩnh vực sản xuất ô tô điện với công nghệ xanh, sạch và an toàn, vốn đang là xu hướng quan tâm của thế giới. Điều này sẽ được người dùng ở khắp nơi nhanh chóng chấp nhận. So với những hãng xe đã có lịch sử phát triển gần 100 năm thì câu chuyện của VinFast được xem là "thần tốc". Doanh nghiệp Việt đã dũng cảm, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao vốn không phải là thế mạnh của VN. 

GS Võ Tòng Xuân phân tích: Ngay cả về hạt gạo vốn được xem là thế mạnh của chúng ta với xuất phát điểm là nước nông nghiệp, thế nhưng cha đẻ của giống lúa ST25 cũng phải mất gần 20 năm để lai tạo mới có thể cho ra kết quả là gạo ST25 ngon nhất, đưa tên tuổi hạt gạo VN vươn xa trên thị trường thế giới và bỏ qua những đối thủ trong lĩnh vực này. Ví dụ này cho thấy việc đầu tư vào sáng chế, kỹ thuật dù ở bất kỳ ngành nào cũng không bao giờ là dễ nhưng đây là con đường bắt buộc vì như vậy mới có thể cạnh tranh được. Từ đó xây dựng được thương hiệu của doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu quốc gia nói chung. VN rất cần có thêm những doanh nghiệp lớn, dám đầu tư và kiên định với mục tiêu đề ra như Vingroup. 

Hơn thế nữa, câu chuyện của các doanh nghiệp nói trên đã khẳng định sự phát triển của nền kinh tế VN qua nhiều thời kỳ và từng bước hội nhập thực sự với thế giới trong rất nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp đến sản phẩm dệt may da giày, đồ điện tử và giờ đây là những sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Điều đó cũng cho thấy doanh nghiệp Việt đều có thể thực hiện được giấc mơ nếu quyết tâm, kiên định.

Đồng tình, chuyên gia kinh tế - luật sư Trương Thanh Đức cho rằng câu chuyện của VinFast hay sắp tới là VNG cho thấy các doanh nghiệp Việt đã chứng minh được mình thực sự hội nhập với quốc tế chứ không chỉ là nói suông. Đặc biệt, họ đều hoạt động trong những lĩnh vực rất khó, cạnh tranh gay gắt như ô tô điện hay ngành game và công nghệ số, vốn đang là xu hướng phát triển của thế giới. Điều đó cũng phản ánh sự thay đổi trong quan điểm, chính sách của VN. Trước đây chúng ta ngần ngại, thậm chí có chút dè bỉu, với game nhưng nay cũng đã có những chính sách khuyến khích phát triển. Đây là bước thay đổi quan trọng để có được các doanh nghiệp lớn như VNG với khả năng cạnh tranh cao, đem sản phẩm ra thế giới để tạo thêm nguồn thu cho công ty nói riêng và cả VN nói chung. Đồng thời, câu chuyện đầu tiên đó cũng tạo cảm hứng, mở đường cho doanh nghiệp trong nước mạnh dạn hơn trong quá trình hội nhập và vươn ra thế giới.

Thúc đẩy sáng tạo, đầu tư công nghệ

Không chỉ là thương hiệu mà câu chuyện nói trên còn thể hiện quá trình phát triển của các công ty trong nước nói riêng và cả quá trình phát triển kinh tế của VN nói chung. Quan trọng hơn nữa, theo PGS-TS Võ Trí Hảo - Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN (VIAC) - đây là tín hiệu về điều chỉnh trọng tâm đầu tư, dịch chuyển từ bất động sản sang công nghệ. Việc điều chỉnh trọng tâm đầu tư, điều chỉnh dòng vốn chỉ có thể diễn ra sau khi Chính phủ điều chỉnh chính sách. Đó là việc động viên làm công nghiệp, giúp các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn. "Dân giàu nước mạnh. Nếu không có các nhà tư bản dân tộc sánh vai với tư bản ngoại quốc thì lấy ai làm đối tác, lấy gì làm đối ứng. Nếu thành phần kinh tế tư nhân yếu đuối thì lấy gì làm cơ sở để theo đuổi mô hình "Nhà nước gầy, xã hội béo". Tôi luôn ủng hộ nhiệt tình cho điều này", PGS-TS Võ Trí Hảo nói.

Nhà máy sản xuất ô tô của VinFast

Nhà máy sản xuất ô tô của VinFast

CTV

Trên thực tế, số doanh nghiệp trong nước có được thương hiệu để thế giới biết đến vẫn còn ít. Để đẩy mạnh hơn nữa đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm và quyết liệt của chính doanh nghiệp. Nhưng quan trọng nhất, các chuyên gia đều cho rằng phải có chính sách khuyến khích, cổ vũ từ nhà nước. 

Theo luật sư Trương Thanh Đức, ngay câu chuyện cổ phiếu của VinFast trong thời gian đầu niêm yết trên sàn Nasdaq tăng hay giảm đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông trong và ngoài nước cũng là điều hấp dẫn cho thương hiệu của doanh nghiệp và cả tên chung VN. Chúng ta mong muốn có hàng chục, hàng trăm doanh nghiệp nữa sẽ đủ sức, đủ tiêu chuẩn để niêm yết trên sàn chứng khoán khu vực hay quốc tế. Số lượng công ty lớn mạnh càng nhiều càng tốt vì thể hiện "đẳng cấp", định vị thương hiệu của VN trên thế giới lên một tầm cao mới. Trước tiên, chính bản thân doanh nghiệp phải mạnh dạn, chấp nhận rủi ro, đầu tư và quyết đoán để thực hiện khát vọng đó. 

Chẳng hạn, VinFast cũng mới chỉ là một doanh nghiệp non trẻ trên thị trường ô tô và chỉ có sự quyết tâm, mạnh dạn mới đáp ứng được các tiêu chuẩn của lĩnh vực này cũng như của "đầu não" tài chính thế giới. Do vậy người Việt cũng như chính sách của nhà nước cần phải cổ vũ các công ty, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện cho tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp như đã và đang thực hiện và cần tiếp tục hỗ trợ mạnh hơn. "Theo tôi, tỉ phú cũng là thương hiệu quốc gia. Ngày xưa, khi VN chưa có tỉ phú USD nào được nêu tên trong các bảng xếp hạng của thế giới thì mình đâu có gì để nói. Nay thì nếu có càng nhiều doanh nhân tỉ phú thì tên của VN cũng được nhắc đến nhiều hơn. Đó cũng là điều đáng tự hào và tôi mong VN sẽ có thêm nhiều tỉ phú, nhiều doanh nghiệp lớn bước đầu lên rung chuông ở các sàn tài chính lớn trong khu vực lẫn thế giới", luật sư Trương Thanh Đức chia sẻ thêm.

Thương hiệu quốc gia của VN sẽ có giá trị cao hơn 

Chỉ có những doanh nghiệp tự mình vươn lên, tạo ra các sản phẩm chất lượng thì mới có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của những thị trường lớn như Mỹ. Chúng ta thấy hiện nay các tiêu chuẩn đòi hòi phát triển xanh, sản xuất sạch… đã được thực hiện trong nhiều ngành. Nếu như chỉ làm gia công thì sẽ không ai quan tâm đến anh. Chúng ta nói nhiều đến hội nhập nhưng phải có hành động cụ thể. Việc đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt đã niêm yết được trên sàn tài chính hàng đầu thế giới là minh chứng cụ thể cho thấy đã đáp ứng được hàng loạt quy định, tiêu chí của thế giới. Thông qua đó thương hiệu quốc gia của VN sẽ có giá trị cao hơn trên bảng xếp hạng, định vị được trên bản đồ thế giới.

Luật sư Trương Thanh Đức

Khẳng định mạnh mẽ cho ngành công nghiệp ô tô Việt

VinFast - thành viên của Vingroup, Tập đoàn tư nhân lớn nhất VN - là nhà sản xuất ô tô xe điện hàng đầu với cam kết sứ mệnh vì một tương lai xanh cho mọi người. VinFast tin rằng một tương lai bền vững chỉ có thể thành hiện thực khi tất cả mọi người đều có thể tiếp cận những chiếc xe điện thông minh, an toàn và thân thiện với môi trường. Thông qua quan hệ đối tác toàn cầu với các nhà cung cấp và các tổ chức đáng tin cậy cũng như các khoản đầu tư chưa từng có tiền lệ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), VinFast đã sẵn sàng dẫn đầu cuộc cách mạng xe điện toàn cầu. Họ đã kết hợp một cách tuyệt vời giữa thiết kế đẹp mắt, công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại nhất để tạo nên nhà sản xuất ô tô toàn cầu đầu tiên của VN. 

Vingroup đã và đang thay đổi cách sống của người dân VN trong 30 năm qua, và giờ đây, VinFast mang sứ mệnh đó vươn ra tầm thế giới, sứ mệnh của họ đầy tham vọng nhưng đơn giản: kiến tạo một tương lai bền vững cho mọi người. VinFast đang vận hành tổ hợp sản xuất ô tô hiện đại tại Hải Phòng, đạt tới 90% tự động hóa trong các quy trình sản xuất và công suất lên tới 300.000 chiếc mỗi năm. Tôi thực sự tự hào vì đã được đến Hải Phòng trong chuyến thăm VN năm ngoái và tận mắt chứng kiến. Buổi lễ niêm yết tại Nasdaq hôm nay là một khẳng định mạnh mẽ cho sự lao động và cống hiến tận tụy của mọi thành viên VinFast, cho niềm đam mê dẫn lối, tiên phong và đổi mới sáng tạo. Chính con người và văn hóa của VinFast đã mang đậm dấu ấn của tinh thần khởi nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô.

Ông Bob McCooey, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc thị trường vốn toàn cầu của Nasdaq

Thành công lớn cho doanh nghiệp nói riêng và VN nói chung

Việc VinFast được niêm yết và lựa chọn vào chỉ số Nasdaq Global Seclect Market Composite chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn. Đây là một thành công lớn, rất đáng tự hào đối với Vingroup nói riêng và VN nói chung. Nó cũng gợi mở con đường cho các doanh nghiệp khác của VN trong khát vọng vươn mình ra toàn cầu, tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Bản thân VinFast đã là một thương hiệu được biết đến, góp phần đưa danh tiếng VN ra thế giới. Quan trọng nhất là liên tục phát triển sản phẩm với chất lượng tốt nhất, được khách hàng khắp nơi chào đón, và sử dụng. Qua đó khẳng định vị thế của VinFast trong dài hạn. 

Từ dấu ấn này, VN sẽ nhận được sự chú ý và quan tâm hơn của cộng đồng quốc tế. Để tiếp tục thúc đẩy đưa thương hiệu doanh nghiệp Việt nói riêng và thương hiệu quốc gia vươn cao hơn trên vị trí toàn cầu thì Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ để "Make in Vietnam" trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN cũng sẽ có tích cực nhưng vẫn cần thời gian. VN vẫn phải nỗ lực, hợp tác bài bản, vì các đối tác sẽ phải đánh giá sự ổn định của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội.

GS Nguyễn Đức Khương - Chủ tịch AVSE Global (Tổ chức Khoa học và Chuyên gia VN toàn cầu)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap