Bồ Đào Nha

Trả lời:Hiện nay, các thiết bị thuốc lá điện tử (vape) được giới trẻ sử dụng nhiều. Đây là loại thiế cốc cốc

【cốc cốc】Hút thuốc lá điện tử có gây ung thư thanh quản?

Trả lời:

Hiện nay,útthuốcláđiệntửcógâyungthưthanhquảcốc cốc các thiết bị thuốc lá điện tử (vape) được giới trẻ sử dụng nhiều. Đây là loại thiết bị sử dụng pin làm nóng chất lỏng tinh dầu thành dạng hơi để người dùng hít vào. Một số người sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá điếu đầu lọc (thuốc lá truyền thống) hoặc nghĩ rằng hút thuốc lá điện tử ít hại sức khỏe hơn.

Các nghiên cứu hiện chưa ghi nhận ảnh hưởng trực tiếp của hút thuốc lá điện tử đến ung thư thanh quản. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy tác động xấu của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe người sử dụng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ghi nhận đến tháng 2/2020 có 3.000 trường hợp tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử và 68 trường hợp tử vong. Điều này cho thấy thuốc lá điện tử không hoàn toàn vô hại.

Loại thuốc lá thế hệ mới này thường chứa nicotin ít hơn thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, hàm lượng nicotin rất khác biệt giữa các sản phẩm, có thể gây tổn thương phổi, co giật, đau đầu, rối loạn cảm xúc. Nicotin làm tăng huyết áp, tăng đông máu, rối loạn lipid máu, tăng nhịp tim và nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch... Đồng thời, nicotin có khả năng gây nghiện, khiến người hút thuốc lá điện tử có thể chuyển sang hút thuốc lá điếu đầu lọc sau này.

Thuốc lá điện tử có thể gây nghiện. Ảnh: Freepik

Thuốc lá điện tử có thể gây nghiện. Ảnh: Freepik

Thuốc lá điện tử còn chứa nhiều thành phần khác gây hại cho cơ thể như THC (TetraHydroCannabinol có trong cần sa, gây ảo giác), vitamin E acetate, propylene glycol (có trong dung môi sơn và khói nhân tạo), acrolein (trong thuốc diệt cỏ), diacetyl, benzen, các kim loại nặng như niken, thiếc, chì, asen... Các thành phần này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tăng khả năng mắc ung thư. Trong đó, propylen glycol, glycerin an toàn ở nhiệt độ phòng thông thường nhưng rất độc hại khi được làm nóng và bốc hơi.

Một báo cáo từ Hiệp hội Hóa học Mỹ năm 2018 cho thấy khí dung từ thuốc lá điện tử có thể chứa các hợp chất carbonyl có trọng lượng phân tử thấp, bao gồm formaldehyde và acetaldehyde. Các hợp chất này tạo ra các liên kết hoặc biến đổi DNA, dẫn đến tăng sinh tế bào hình thành ung thư.

Ngoài ra, khói thuốc lá điện tử có chứa nitrosamine đặc hiệu của thuốc lá (TSNA). Theo Cơ quan Chất độc và Bệnh tật (ATSDR) của Mỹ, hợp chất aldehyde và TSNA đều là tác nhân gây tổn hại DNA, làm tăng nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư thanh quản.

Tốt nhất bạn không nên dùng thuốc lá và các sản phẩm mô phỏng thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Nếu bạn đang hút thuốc lá thì nên giảm dần số lần hút thuốc và hướng đến cai thuốc lá càng sớm càng tốt.

Khi có triệu chứng khàn tiếng, đau họng kéo dài, sụt cân bất thường, nổi hạch vùng cổ..., bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

BS.CKI Vũ Trần Minh Nguyên
Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để được bác sĩ giải đáp.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap