Bồ Đào Nha

Buổi tọa đàm có chủ đề "Trịnh Công S) côn sơn kiếp bạc

【côn sơn kiếp bạc】Nhà văn Nhật Chiêu giải mã vẻ đẹp ca từ nhạc Trịnh Công Sơn

Buổi tọa đàm có chủ đề "Trịnh Công Sơn: Tình ca - Thiền ca" tập trung làm nổi bật vẻ đẹp ca từ nhạc Trịnh lẫn vẻ đẹp vô thường trong nhạc Trịnh. Thời lượng trò chuyện dẫu ngắn nhưng diễn giả,àvănNhậtChiêugiảimãvẻđẹpcatừnhạcTrịnhCôngSơcôn sơn kiếp bạc nhà văn Nhật Chiêu đã tóm cho mọi người những nét khái quát nhất về nhạc Trịnh qua những gì ông tâm đắc. Nhà văn Nhật Chiêu tâm sự thế hệ ông từng lớn lên trong hơi thở nhạc Trịnh. Do đó, ông cảm nhạc Trịnh không chỉ bằng sự tìm tòi, nghiên cứu mà còn cảm bằng những gì sâu kín nhất nhưng cũng giản đơn nhất. Theo ông, người Việt nghe nhiều nhạc Trịnh, nhưng phải chú ý đến ba từ khóa tối quan trọng để bước chân vào thế giới âm nhạc của nghệ sĩ tài hoa: buồn - thương - đẹp. Nhạc của Trịnh buồn, da diết, liêu trai; vẻ đẹp của nhạc Trịnh là vẻ đẹp vượt thời gian, gắn kết mọi người; và qua âm nhạc, Trịnh Công Sơn như muốn ôm ấp cả nhân loại vào lòng, thương mình, thương cả người. Nhà thơ Nhật Chiêu nhấn mạnh, nhạc Trịnh mang đậm tính nghịch - hợp, điều đó như một phong cách sáng tác xuyên suốt của Trịnh Công Sơn qua các bài hát. Nghịch trong đối nghịch và hợp trong hợp nhất, một thể. Ông lấy ví dụ, không có bài nào của Trịnh Công Sơn toàn buồn và ngược lại, bởi một khi Trịnh nhắc đến buồn thì ắt sẽ nhắc đến vui, vì Trịnh hiểu, cuộc đời là sự tổng hòa của tất cả. 

Buổi tọa đàm có rất nhiều bạn trẻ tham dự

Ảnh: Thế Sang

Nhà nghiên cứu nhấn mạnh: "Tiếng Việt của Trịnh Công Sơn là thứ tiếng tài hoa tột độ, thâm thúy tột độ và là một thứ tiếng Việt như chưa từng có! Bao nhiêu nhạc sĩ tài hoa trước ông như Phạm Duy, Văn Cao, Xuân Tiên đã có những cách dùng tiếng Việt đẹp mê hồn nhưng đến ca từ của Trịnh Công Sơn, đó là tiếng Việt vừa đẹp, vừa sâu, vừa mang tính phổ biến". Ông lấy ví dụ, chỉ với từ "nối" (đơn cử như bài Nối vòng tay lớn), Trịnh Công Sơn có thể tự do sáng tạo ra rất nhiều những hình ảnh khác liên quan đến từ này. Hay như từ "ở trọ" (bài Ở trọ) của Trịnh, nhạc sĩ có thể suy nghĩ ra rất nhiều kiểu ở trọ trên đời mà chỉ người yêu Trịnh, tìm hiểu về Trịnh mới có thể thấy. Nhật Chiêu thắc mắc: "Không biết là nỗi buồn ở trọ đêm hay đêm ở trọ nỗi buồn?". Cứ như thế, ông cùng khán giả trong căn phòng nhỏ chu du qua miền chữ nghĩa của Trịnh Công Sơn... 

Buổi tọa đàm có nhiều tiết mục biểu diễn các bài hát của cố nhạc sĩ như Diễm xưa, Ở trọ, đáng chú ý trong đó có bài Đóa hoa vô thườngmà theo nhà văn Nhật Chiêu, đây là kiệt tác trong cuộc đời của Trịnh Công Sơn

Ảnh: Yume Art Project

Đến tham dự đêm nhạc là phần lớn những người trẻ. Yume Art Project - dự án sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng do Tiến sĩ Đào Lê Na (hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân  văn - ĐHQG TP.HCM) đồng sáng lập - tổ chức tọa đàm offline này sau một năm trì hoãn nhiều hoạt động do ảnh hưởng của dịch, phải hoạt động online. Bên cạnh việc xuất hiện trong các chương trình của Yume Art Project, Tiến sĩ Đào Lê Na và thầy cô là nhà văn Nhật Chiêu cũng hay tham gia giảng dạy, làm diễn giả cho các hoạt động nghệ thuật vì cộng đồng khác. Đơn cử như gần đây, cô cùng với nhà văn Nhật Chiêu và dịch giả Quế Sơn trò chuyện về quyển tiểu thuyết Lụa của nhà văn Alessandro Baricco nhân sự kiện quyển này tái bản bìa mới, cũng tại Cà phê thứ bảy trẻ ngày 10.4 vừa qua. Hoạt động tọa đàm lần này do Yume Art Project tổ chức như một lát cắt nằm trong chuỗi sự kiện tưởng nhớ Trịnh Công Sơn khắp cả nước nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông (1.4.2001 - 1.4.2021). 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap