Bồ Đào Nha

Nếu ai cũng chọn thành phố thì học trò vùng cx 30

【cx 30】Quyết không bỏ nghề khi thấy học trò tập gõ chữ trên bàn phím hư

Nếu ai cũng chọn thành phố thì học trò vùng quê sẽ thế nào ?ếtkhôngbỏnghềkhithấyhọctròtậpgõchữtrênbànphímhưcx 30

Theo đoàn công tác của chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023, chúng tôi đến Trường tiểu học Tân Mỹ B (xã Tân Mỹ, H.Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Để đến được trường, mọi người phải đón chúng tôi ở ngoài đường lớn và chở vào bằng nhiều chuyến xe gắn máy, do trường nằm sâu trong một cánh đồng.

Khi tôi thắc mắc: "Nếu trường được xây dựng ngoài đường lớn sẽ tiện hơn cho các em đi học?", anh Đinh Văn Giàu, Phó bí thư Huyện đoàn Trà Ôn, người chở tôi vào trường, nói: "Nếu nằm ngoài đường lớn thì các em sẽ nghỉ học hết".

Thấy tôi ngạc nhiên, anh Giàu giải thích: "Ở đây đa phần là người dân tộc Khmer, đời sống còn nhiều khó khăn nên cha mẹ lên thành phố mưu sinh hết, để con ở nhà với ông bà. Ông bà lớn tuổi nên không đi xe được hoặc không có phương tiện đưa cháu đến trường. Vì thế, trường phải ở vị trí gần nhà dân, thuận tiện để các em không bỏ học. Thậm chí trường còn có thêm một điểm phụ với khoảng 4-5 lớp ở chỗ khác để thuận tiện cho các em vùng xa hơn. Thế nhưng công tác vận động học sinh đi học vẫn phải diễn ra thường xuyên".

Quyết không bỏ nghề khi thấy học trò tập gõ chữ trên bàn phím hư - Ảnh 1.

Thầy giáo Nguyễn Như Ý chọn về bám quê giúp học trò vùng sâu rút ngắn khoảng cách công nghệ thông tin với các bạn ở thành phố

NỮ VƯƠNG

Cô Nguyễn Ngọc Thúy, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Mỹ B, kể ngày mới về trường nhận công tác, cô khóc nhiều vì trình độ học sinh chênh lệch, không những thế ở đây rất buồn và muốn ăn gì cũng không có do vị trí tách biệt. 

Thế nhưng có những người trẻ như thầy giáo Nguyễn Như Ý (34 tuổi), tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin lại quyết định học thêm khóa nghiệp vụ sư phạm để về trường dạy tin học cho các em.

Anh Như Ý kể: "Năm 2011, có dịp về vùng này để đi chùa, vô tình nhìn thấy các em học sinh ở đây, lúc đó trường còn khó khăn lắm, chỉ có một dãy phòng học, giáo viên đa phần chưa biết gì về công nghệ thông tin, còn học sinh thì không được tiếp cận với máy tính, khác xa so với ngoài thị trấn".

Ra về, anh Ý bắt đầu trăn trở. Sau thời gian suy nghĩ, anh nộp hồ sơ tuyển dụng viên chức vào Phòng GD-ĐT H.Trà Ôn và được cử về trường này công tác theo đúng nguyện vọng.

"Thời điểm đó, mấy anh chị của mình bảo sao không ở trển (tức thành phố - PV), về đây làm gì? Nghề này ở trển mới phát triển được chứ. Nhưng mình thấy sau khi ra trường đa số các bạn đều ở lại thành phố, và nếu ai cũng như vậy thì học sinh ở vùng quê sẽ thế nào, nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin, nếu không được tiếp cận từ sớm, các em sẽ rất thiệt thòi", anh Ý tâm sự.

Quyết không bỏ nghề khi thấy học trò tập gõ chữ trên bàn phím hư - Ảnh 2.

Nhìn thấy học trò trưởng thành mỗi ngày là điều hạnh phúc của thầy giáo trẻ

NỮ VƯƠNG

Nhớ lại những ngày đầu, anh Ý kể: "Thời điểm mới về trường thật sự cũng rất nản, mặc dù trước đó rất quyết tâm. Tuần đầu tiên mình chưa làm công tác giảng dạy mà chỉ hỗ trợ văn phòng in tài liệu, cắt dán chữ... Học công nghệ thông tin là lập trình nhưng về đây chỉ có làm word, excel nên nản lắm, cũng muốn bỏ nghề để lên thành phố tìm cơ hội phát triển. Nhưng đi ra, thấy ánh mắt ngây thơ của học trò nhìn theo rồi reo lên "thầy tin học kìa", khiến mình chạnh lòng".

Đặc biệt, trong một tiết thực hành tin học, vì không đủ máy, các em phải ngồi chung với nhau. Một em học trò đã lấy bàn phím của máy tính hư ngồi tập gõ chữ mà không có màn hình. "Hình ảnh đó khiến mình nhớ lại thời đi học. Khi vào năm đầu đại học, gia đình khó khăn chưa có tiền để mua máy, lại là dân quê, các bạn ở thành phố đã rành rẽ hết rồi còn mình chưa biết gì về máy tính, công nghệ. Lúc đó mình cũng y chang em học sinh này, mua bàn phím về tập gõ mà không cần màn hình. Nhìn em học trò, thấy lại hình ảnh của chính mình, nên mình càng quyết tâm hơn", thầy Ý kể.

Đưa học trò từ không biết gì đến "giật" giải Tin học trẻ

Từ một trường với 90% là học sinh dân tộc thiểu số; đối tượng hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 70%, đến nay Trường tiểu học Tân Mỹ B đã trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Trong hành trình đầy tự hào và cũng vô vàn gian khó đó, có sự đóng góp và cống hiến thầm lặng của những thầy, cô giáo trẻ như anh Như Ý.

Hành trình ấy không hề đơn giản. Với thầy Ý đó là sự hy sinh và nỗ lực không ngừng nghỉ. Nhà cách trường khoảng 10 km, mỗi ngày đi dạy phải qua một con phà lớn, nhiều hôm không kịp phà là trễ tiết. Vì thế thời gian đầu thầy Ý ở lại trường, cuối tuần mới về nhà một lần.

Các em học sinh đa phần là người dân tộc thiểu số, nhiều em còn chưa rành tiếng Việt, cũng là một trở ngại không nhỏ với thầy giáo trẻ trong những ngày đầu mới về trường. Khi dạy về kiến thức chuyên sâu, các chức năng của máy tính, thầy Ý phải nhờ những em rành tiếng Việt dịch lại để các bạn khác dễ hiểu và tiếp thu bài học.

Quyết không bỏ nghề khi thấy học trò tập gõ chữ trên bàn phím hư - Ảnh 3.

Nhờ sự tận tâm của thầy Ý, từ không biết gì về máy tính, nhiều học sinh đã đoạt được các giải thưởng cao về tin học

"Tận dụng sở trường và chuyên ngành học, mình ứng dụng và sáng tạo các phần mềm giúp học sinh thích thú hơn. Chẳng hạn như phần mềm vừa chơi vừa học, nền tảng hỗ trợ gõ 10 ngón… Đặc biệt là phần mềm quản lý phòng máy, trong quá trình thực hành, nếu em nào gặp khó khăn thì chỉ cần nhìn vào màn hình lớn là mình có thể phát hiện ra và xuống hỗ trợ các em kịp thời", thầy Ý kể.

Nhiều năm nay, hình ảnh thầy giáo trẻ lúc nào cũng ngồi ở phòng máy đã trở nên quen thuộc với thầy cô và các em học sinh nơi đây. Thầy Ý lý giải: "Thường trong giờ thực hành, do không đủ máy nên mình biết nhiều em còn thắc mắc và muốn hướng dẫn thêm. Vì thế, giờ ra chơi mình vẫn ngồi ở phòng máy để em nào đến thì mình hỗ trợ. Hoặc tranh thủ giờ nghỉ trưa, mình cũng có thể hướng dẫn thêm cho các em".

Thầy Ý còn thành lập CLB Tin học giúp các em tự viết phần mềm trò chơi, luyện tập chuyên sâu hơn về tin học và công nghệ thông tin. Từ CLB này, nhiều em từ chỗ không biết gì về máy tính đã đoạt những giải cao ở Hội thi Tin học trẻ. Trong số đó có Thạch Thiên Bảo (hiện là học sinh lớp 9 của Trường THCS Tân Mỹ). Gia cảnh khó khăn, ba mẹ lên TP.HCM làm thuê, Bảo và em trai ở nhà với ông bà ngoại. Chưa một lần được nhìn thấy và chạm vào máy tính, những ngày đầu học với thầy Ý, Bảo gõ chữ rất chậm, thậm chí không dám động vào bàn phím vì sợ và quá… lạ. Thế nhưng đến năm học lớp 5, Bảo đã có thể tự viết code, sáng tạo phần mềm trò chơi đơn giản và đoạt giải ba Hội thi Tin học trẻ cấp huyện.

Quyết không bỏ nghề khi thấy học trò tập gõ chữ trên bàn phím hư - Ảnh 3.

Bảo tâm sự: "Vì em là người dân tộc thiểu số nên lúc đầu gõ chữ rất chậm, nhưng được thầy Ý tận tình hướng dẫn và động viên. Không chỉ dạy trên lớp mà giờ ra chơi hoặc những ngày nghỉ thầy cũng đến trường để hướng dẫn thêm cho tụi em".

Nhắc đến thầy Ý, cô Nguyễn Ngọc Thúy, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Mỹ B, nói ngay: "Thầy Ý rất giỏi công nghệ thông tin, lại vô cùng tâm huyết. Những gì liên quan về chuyển đổi số đều do thầy tập huấn cho giáo viên của trường. Với một trường mà học sinh đa phần là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn, nhưng trong việc tiếp cận công nghệ thông tin thì lại đi đầu. Tất cả đều nhờ có thầy Ý".

Với những thành tích đạt được, thầy Ý nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022. Thầy Ý cũng là một trong những thầy, cô giáo được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023 do Bộ GD-ĐT, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN và Tập đoàn Thiên Long tổ chức. 

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap