Bồ Đào Nha

Tại sao giáo viên ở Đức không ép học sinh làm bài? Vì họ không muốn tạo áp lực lên các em.Ở đây, chú miền bắc thứ ba

【miền bắc thứ ba】Tôi không bắt con lấy cần cù để bù thông minh

Tại sao giáo viên ở Đức không ép học sinh làm bài?ôikhôngbắtconlấycầncùđể bùthômiền bắc thứ ba Vì họ không muốn tạo áp lực lên các em.Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ thế nào là áp lực và thế nào là nỗ lực?Và giáo dục của họ rất hiểu điều này nên họ không ép học sinh. Một đứa trẻ mới ra đời, chúng ta không thể bắt nó chạy hay nói.

Một chiếc máy hai mã lực không thể bắt kéo nặng vượt quá giới hạn của nó được nếu không sẽ nhanh cháy, nhanh hỏng? Một cái cây non không thể ép nó lớn và vững chắc bằng cách trồng trên đất cằn sỏi đá. Chúng ta cần thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp cây non cứng cáp, khi đó nó sẽ tự đứng vững.

Tại sao ở Đức chỉ có 20-30% người theo học đại học? Điều này không đồng nghĩa số học đại học là chăm chỉ, là nhờ áp lực mà có, còn số học nghề là do không cố gắng, không có áp lực nên mới vậy. Cũng giống như trong lớp học, có bạn khi thầy mới chép bài lên bảng có bạn nghĩ ra cách giải, nhưng cũng có những học sinh khác được thầy giảng mãi vẫn chưa hiểu vì sao phải làm thế?

Con lớn của tôi cũng chuẩn bị bay sang Đức để du học. Tuy nhiên, ngay từ lúc con còn nhỏ, tôi chưa khi nào gây áp lực việc học lên vai con. Tôi luôn tâm đắc câu nói của bà Maria Montessori rằng: "Việc của trẻ là chơi". Tôi luôn nhắc lại câu nói này với mọi người như một phương châm đúng đắn trong giáo dục con trẻ.

Phương pháp giáo dục của họ đã được nghiên cứu, đó là đề cao sự tôn trọng khả năng của mỗi học sinh, và họ vẫn có những người giỏi giang, thành tài. Trong khi ở, việc dạy và học chủ yếu dựa vào sách giáo khoa, chúng ta cố ép, nhồi nhét học sinh học nhiều nhưng kết quả thì sao?

Đó cũng là lý do tại sao đa phần người giàu thường lựa chọn môi trường học quốc tế cho con họ? Ngoài điều kiện cơ sở vật chất thì cái họ cần đó là các con được học nhiều kỹ năng sống và giảm tải việc học lý thuyết. Các con được vui chơi khi đến trường, ở đó họ bắt đầu vào học từ 8h30 đến 9h sáng, và đến 3h chiều học sinh đã được về. Thời gian ở trường, các con được vui chơi và tham gia hoạt động thể thao thoải mái chứ không chỉ ngồi một chỗ thụ động học kiến thức trong sách vở.

>> Con tôi học không quá 6 tiếng một ngày ở Đức

Mỗi năm, rất nhiều học sinh giỏi và xuất sắc ở ta đều muốn sang Anh, Mỹ và các nước phương Tây để du học.Học nhàn là vậy nhưng các giải Nobel và các phát minh đáng giá cho nhân loại từ trước đến giờ hầu hết đến từ chính các quốc gia đó.Rõ ràng, áp lực không đi kèm với thành công, càng không phải thước đo để đánh giá thành công của một người.

Một ngày có 24 giờ, một tuần có 7 ngày và một năm có 365 ngày. Quỹ thời gian của chúng ta không hề thay đổi, quan trọng chúng ta đánh giá được bản thân để có cách phân chia thời gian cho hợp lý. Có người lập luận rằng bạn không học giỏi thì cần cố gắng hơn nhiều người khác để bù đắp lại (theo kiểu "cần cù bù thông minh"). Nhưng thử hỏi cố gắng bao nhiêu mới là đủ trong khi quỹ thời gian là bất biến?

Nếu như năng lực trí tuệ không đủ để giải một bài toán đó thì tôi tin dù con bạn có thức đến sáng để vắt óc suy nghĩ không thể giải được. Ở đây, tôi không có ý chê bai mà chỉ muốn các bạn hiểu rằng không phải cái gì cố cũng được. Tôi cũng là một người rất thích môn Toán và sai lầm của tôi trước kia là quá tập trung vào việc học mà quên đi sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất.

Hiện tại, các con tôi chưa khi nào để áp lực trong việc học lấn át mình. Các con luôn có thời gian vui chơi và tham gia các hoạt động thể thao yêu thích. Và các con tôi về nhà cũng hầu như không phải làm bài tập. Và tôi tin mình đã làm điều đúng đắn nhất cho các con, để chúng không lặp lại sai lầm của tôi lúc trước.

Nguyễn Tiến Dũng

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap