Bồ Đào Nha

Sáng 31.10, tiếp tục kỳ họp 6 Quốc hội XV, Quốc h&# thái

【thái】ĐBQH đề nghị cho đặt cọc bất động sản sớm, dù khách hàng có thể rủi ro

Sáng 31.10,ĐBQHđềnghịchođặtcọcbấtđộngsảnsớmdùkháchhàngcóthểrủthái tiếp tục kỳ họp 6 Quốc hội XV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tại điều 23 dự thảo, cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

Phương án 1, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của luật này.

Phương án 2, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Số tiền đặt cọc tối đa không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua.

ĐBQH đề nghị cho đặt cọc bất động sản sớm, dù khách hàng có thể rủi ro - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn Hải Dương

GIA HÂN

Có thể rủi ro hơn cho khách hàng nhưng…

Cho ý kiến, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị lựa chọn phương án 2. Theo bà Nga, phương án này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển hơn so với phương án 1, đặc biệt trong bối cảnh tình hình các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn như hiện nay.

Bên cạnh đó, việc cho phép thu tiền đặt cọc sớm sẽ giúp chủ đầu tư phần nào có thêm nguồn vốn để tái đầu tư và nhất là góp phần gia tăng cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng.

Bà Nga thừa nhận phương án 2 có thể rủi ro hơn đối với khách hàng, tuy vậy điều này sẽ được khắc phục bằng cách thắt chặt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, ngay từ khâu xem xét, lựa chọn nhà đầu tư.

Đối với phương án 1, dù có thể hạn chế rủi ro cho khách hàng, nhưng sẽ bó hẹp cơ hội của doanh nghiệp, dường như đi ngược với việc khuyến khích, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp bất động sản phát triển.

ĐBQH đề nghị cho đặt cọc bất động sản sớm, dù khách hàng có thể rủi ro - Ảnh 2.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp

GIA HÂN

Tạo điều kiện cho chủ đầu tư có tiền làm dự án

Đồng quan điểm với bà Nga, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng đề nghị chọn phương án 2, bởi chủ đầu tư rất ưa thích phương án này, khách hàng cũng chấp nhận. Thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng đủ 100% vốn để thực hiện dự án, theo ông Hòa, "họ cũng phải vay ngân hàng để hình thành cho dự án, cho nên việc đặt cọc 10% thì không quá lớn".

Ông Hòa lấy ví dụ, một căn hộ trị giá 1 tỉ đồng thì số tiền đặt cọc là 100 triệu đồng, nếu căn hộ trị giá 4 - 5 tỉ đồng thì số tiền đặt cọc là 400 - 500 triệu đồng. So với số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu căn hộ, số tiền đặt cọc như vậy là phù hợp, tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Cạnh đó, việc đặt cọc còn góp phần tạo lòng tin tưởng giữa chủ đầu tư và khách hàng, thậm chí khách hàng đặt cọc trước còn có thể được giảm giá nhà.

Một nội dung khác liên quan đến dự thảo cũng được đại biểu Phạm Văn Hòa đề cập, đó là điều kiện của tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản. Theo dự thảo, cá nhân kinh doanh bất động sản với quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Ông Hòa cho rằng quy định như vậy là "rất bất cập", bởi làm thế nào để xác định là kinh doanh nhỏ, kinh doanh lớn; đồng thời dễ phát sinh tiêu cực, trốn thuế. Vì vậy, ông Hòa đề nghị đã kinh doanh bất động sản thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap