Bồ Đào Nha

"Năm nào phụ huynh cũng phàn nàn về chuyện con bị giao nhiều bài tập về nhà nhưng rồi mọi thứ vẫn nh dấu hai chấm có tác dụng gì

【dấu hai chấm có tác dụng gì】Tôi chấp nhận con học kém thay vì đánh vật với ba trang A4 bài tập về nhà

"Năm nào phụ huynh cũng phàn nàn về chuyện con bị giao nhiều bài tập về nhà nhưng rồi mọi thứ vẫn như cũ. Tôi chọn cách tự cứu con mình. Nếu thấy bài tập thầy cô giao không thật sự quan trọng,ôichấpnhậnconhọckémthayvìđánhvật vớibatrangA bàitậpvềnhàdấu hai chấm có tác dụng gì cần thiết, tôi không bắt con phải làm. Thay vào đó, tôi sẽ nói rõ với giáo viên rằng 'gia đình chỉ có nguyện vọng con có thể lên lớp là được rồi. Miễn là con biết nhân, chia, cộng, trừ trước khi lên cấp hai là được, không cần học hành cao siêu gì.

Kể cả cấp hai con học kém một chút cũng vẫn có thể lên được cấp ba và bổ sung kiến thức sau. Tôi thấy nhiều phụ huynh toàn tự tưởng tượng ra khái niệm "mất gốc" kiến thức rồi ám ảnh bản thân, ép con học hành vất vả suốt cả 12 năm học. Tôi học tiểu học được xếp loại Trung bình nhưng sang cấp hai, cấp ba, tôi vẫn bật lên được.

Giờ hơn 30 tuổi, tôi vẫn giải được Toán lớp 9. Đấy là tôi chỉ đọc sách giáo khoa mà vẫn làm được bài tập. Tư duy là thứ mỗi người chỉ cần không ngừng trau dồi thì nó sẽ tốt lên, giống như tập gym vậy. Tôi cho con chơi thể thao nhiều vào vì tin rằng nó sẽ giúp con có khả năng chịu áp lực tốt hơn, càng lớn càng học tập tốt hơn".

Đó là quan điểm của độc giả Hienphamxung quanh câu chuyện "Sợ con 'học dốt' nếu không có bài tập về nhà" - vốn là tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, tình trạng giao bài tập về nhà cho học sinh thông qua các nhóm chat phụ huynh hiện vẫn phổ biến. Nhiều cha mẹ cho biết con bị quá tải vì lịch học ngày hai buổi dày đặc ở trường, tối vẫn phải làm bài tập. Điều này đi ngược với chủ trương của chương trình giáo dục phổ thông 2006 và cả chương trình hiện hành, đó là không giao bài về nhà cho học sinh tiểu học. Giáo viên chỉ nên khuyến khích học sinh tự giác ôn lại bài cũ hoặc chuẩn bị trước bài mới nếu thấy cần.

Cũng lựa chọn thay đổi tư tương về chuyện học hành để con cái được tận hưởng tuổi thơ đúng nghĩa, bạn đọc Trungknnhấn mạnh: "Con tôi học kém hơn so với phần đông các bạn trong lớp. Nhưng với tôi, như thế là đủ. Miễn là con vui vẻ, thoải mái, có tuổi thơ, miễn là con không có thói hư tật xấu là được. Con thích đá bóng, tôi tìm lớp cho con tham gia. Được vài ba bữa, con chán và muốn học nhảy, tôi lại cho đi trải nghiệm. Sau này, con muốn học đàn tôi cũng cũng để con tự quyết. Cơ bản, tôi không muốn gây áp lực học giỏi cho con. Tôi chỉ cần con không quá kém cỏi, còn lại, con thích làm gì cũng được, miễn những thứ đó là việc tốt. Chỉ hy vọng sau này, con có thể trở thành một người đàng hoàng, vui tính, có lòng trắc ẩn, kinh tế kém một chút cũng không có vấn đề gì".

>> Học sinh 'còng lưng' vì bài tập về nhà

Không phủ nhận tác dụng của bài tập về nhà, tuy nhiên độc giả Long Nguyen Philại có cách tiếp cận khác: "Theo suy nghĩ cá nhân tôi, làm bài tập về nhà cũng là một điều tốt. Nhưng vấn đề ở đây là một số giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh quá nhiều, theo kiểu phó thác việc dạy học cho cha mẹ, con làm tới đâu cha mẹ giảng tới đó vì ở trường các cháu có hiểu gì đâu. Giáo viên lớp con tôi chỉ việc gửi file bài tập cho đại diện Hội phụ huynh để in tập tài liệu 20 tờ A4, yêu cầu mỗi ngày các cháu phải làm ba trang.

Thử hỏi thời gian đâu các con để cho bộ não nghỉ ngơi? Đến người lớn còn cần có thời gian nghỉ ngơi, sao lại bắt trẻ con lao động đầu óc 16 tiếng một ngày? Rất cần Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại và rút gọn giáo trình để giáo viên có đủ thời gian dạy bài mới, ôn bài cũ, giúp học sinh nắm chắc kiến thức ngay trên lớp.

Đồng quan điểm, bạn đọc Hồng hàchia sẻ cách đối phó với khối lượng lớn bài tập về nhà của con: "Thầy cô giáo cứ việc giao bài tập về nhà, còn làm hay không, hoàn thành hay không, đó là quyền của tôi và khả năng của con tôi.
Việc giao bài tập về nhà cũng quan trọng, vì qua đó phụ huynh có thể đánh giá được khả năng học tập của con mình. Điểm số trên lớp mà các con tôi khoe toàn 9, 10, nhưng tôi không tin, vì chỉ có qua bài tập về nhà tôi mới đánh giá chính xác được sức học của con tôi (chỉ khoảng 6, 7 hoặc cùng lắm là 8 điểm thôi).

Với các bài tập thông thường, tôi để các con tự làm, bài khó hoặc nâng cao thì tôi hướng dẫn. Nếu con hiểu được thì sẽ làm, còn nếu không hiểu thì tôi không bắt con làm, mà để đó để hôm sau thầy cô giảng lại cho chính xác. Cho nên, tôi vẫn ủng hộ việc giao bài tập về nhà những phải vừa đủ và có chọn lọc. Dù sao thầy cô cũng phải bỏ công bỏ sức để soạn bài tập và kiểm tra kết quả mà phải không?".

Có nên giao bài tập về nhà cho học sinh? Độc giả Nguoixalalấy dẫn chứng từ các nước phương Tây: "Không đơn giản là giao bài tập hay không giao. Quy định này sẽ giống như cấm học thêm, dạy thêm mà thôi. Vì sao ở trường tư, trường quốc tế lại có thể ít nhiều làm được, còn trường công lại khó?

Con tôi học tại Đức. Ở cấp một, con không có bài tập về nhà. Lên cấp hai, thỉnh thoảng con mới có 1-2 bài tập nhỏ. Tất cả kiến thức con đều được học ở trên lớp. Mỗi ngày, con học rất ít, khoảng 2 giờ chiều đã được về nhà, không phải đi học thêm, về nhà cũng không phải học bài. Giáo viên ở Đức không bắt học sinh trả bài hàng ngày, thỉnh thoảng mới kiểm tra viết, học sinh biết gì làm đó nên đánh giá rất thực chất.

Ở Đức, người ta tập trung giáo dục cho học sinh các kỹ năng, cho các em đi thực hành thường xuyên tại các trung tâm nghề, cơ sở tại trường, tiếp xúc trực tiếp máy móc chứ không học thuộc lý thuyết suông. Đến lớp 9, ngoài sự tự lập, các kỹ năng (trẻ có thể kéo vali đi dã ngoại tự túc dài ngày sang nước ngoài với lớp, tự lo ăn uống, sinh hoạt mà không có người lớn lo), thì học sinh còn nói giỏi tiếng Anh và giao tiếp được một ngôn ngữ khác, trong khi kiến thức các môn học đều vững".

Lê Phạmtổng hợp

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap