Bồ Đào Nha

Ngày 8.9, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2 đồ sơn

【đồ sơn】Quyết liệt phòng chống tội phạm công nghệ cao

Ngày 8.9,ếtliệtphòngchốngtộiphạmcôngnghệđồ sơn Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, làm Chủ tịch hiệp hội; trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) làm Phó chủ tịch thường trực hiệp hội.

Quyết liệt phòng chống tội phạm công nghệ cao - Ảnh 1.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia phát biểu tại đại hội

TUYẾN PHAN

5 phó chủ tịch hiệp hội gồm: ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN); ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel; ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần FPT; ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghệ CMC.

Hiệp hội An ninh mạng quốc gia được thành lập hồi tháng 5.2023, có gần 300 thành viên là các tổ chức, cá nhân. Với sự tham gia của hàng loạt doanh nghiệp (DN) công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, hiệp hội được đánh giá là tổ chức xã hội - nghề nghiệp đầu tiên hướng tới mục tiêu bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia.

Quyết liệt phòng chống tội phạm công nghệ cao - Ảnh 2.

Bảo vệ an ninh mạng, bao gồm phòng chống lừa đảo công nghệ cao, cần sự chung sức của tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân

Shutterstock

Nhiệm vụ hiệp hội hướng tới bao gồm tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về an ninh mạng; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hiệp hội; rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về an ninh mạng; tham gia chương trình, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội về an ninh mạng…

Công an TP.HCM: Tất cả cách kiếm tiền dễ dàng trên mạng đều là lừa đảo

Tội phạm công nghệ cao tấn công mạng, lừa đảo

Phát biểu tại đại hội, đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia, nhận định việc thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh tình hình an toàn, an ninh mạng diễn biến ngày càng phức tạp cũng như sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước trên lĩnh vực này đang rất gay gắt.

Theo đại tướng, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, doanh thu năm 2022 của các ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam đạt 148 tỉ USD (gấp hơn 300 lần), với nguồn nhân lực trên 1,2 triệu người (gấp 240 lần), góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế. Tuy vậy, không gian mạng cũng đang ẩn chứa nhiều nguy cơ, thách thức đối với sự bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Nguy cơ đến từ việc chưa có sự đồng bộ, thống nhất của các DN khi tham gia bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh quốc gia; ảnh hưởng tới công tác quy hoạch, hoạch định các chính sách pháp luật thực thi một cách đồng bộ. Về cơ bản, các tổ chức, DN trong nước vẫn chưa làm làm chủ được sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ an ninh mạng thiết yếu, chủ yếu phụ thuộc vào các tổ chức, DN nước ngoài.

Nguy cơ tiếp theo là tấn công mạng, khủng bố, phá hoại hạ tầng trọng yếu. Từ đầu năm 2020 đến nay, hệ thống thông tin mạng của các cơ quan nhà nước, các DN, các tập đoàn kinh tế mũi nhọn tiếp tục là mục tiêu của các hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, chiếm đoạt các thông tin, tài liệu bí mật. Không gian mạng còn là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm tuyên truyền phá hoại, công kích; hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kêu gọi, kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự.

Một khó khăn nữa được Bộ trưởng Công an lưu ý đó là hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, bao gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn gây thiệt hại rất lớn cho các tổ chức, DN và người dân. Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ Công an đã xử lý gần 800 vụ việc với tổng số tiền thiệt hại lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Hoạt động của các sàn giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa trở nên phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố vi phạm pháp luật, thu hút số lượng lớn người tham gia với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi tháng.

Kiến tạo nền công nghiệp an ninh mạng

Những thách thức đã được "chỉ mặt, đặt tên", tạo ra áp lực rất lớn trong nhiệm vụ bảo vệ vững chắc an ninh mạng quốc gia. Để giải quyết loạt vấn đề, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng chỉ cơ quan nhà nước là chưa đủ mà phải có sự chung tay tham gia tích cực từ các tổ chức, DN, cá nhân; trong đó có Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.

"Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc chuyển dịch vĩ đại trên không gian mạng, từ chủ quyền lãnh thổ sang chủ quyền mạng, từ kiểm soát lãnh thổ sang kiểm soát không gian mạng, từ công nghệ thông tin sang công nghệ số…", đại tướng Tô Lâm gợi mở, đồng thời nhấn mạnh Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và tổ chức DN thành viên cần bắt kịp sự chuyển dịch đó để có khởi tạo mới, định hướng mới.

Đề cập tới thời đại không gian mạng, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định an ninh mạng giữ vai trò quan trọng như tấm khiên, lá chắn bảo vệ sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, công nghệ, nhân tài và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực an ninh mạng có ý nghĩa quyết định tới việc làm chủ và tự chủ.

"Một DN muốn tồn tại phải có lợi nhuận, nhưng sau lợi nhuận đó là gì nữa? Lợi nhuận là để tạo ra điều kiện cho DN giải quyết được một vấn đề, song vấn đề lớn hơn là phải làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước phát triển hơn, nhân loại văn minh hơn, nhân dân được an toàn hơn", đại tướng Tô Lâm nói.

Quyết liệt phòng chống tội phạm công nghệ cao - Ảnh 3.

Với trăn trở ấy, Bộ trưởng Bộ Công an kỳ vọng rằng Hiệp hội An ninh mạng quốc gia sẽ đề ra sứ mệnh và tầm nhìn mang tầm vóc quốc gia; không chỉ tạo ra lợi nhuận kinh tế, bảo vệ lợi ích của thành viên mà phải trở thành động lực chính cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kiến tạo nền công nghiệp an ninh mạng VN, hình thành thị trường an ninh mạng có giá trị cao trên bản đồ quốc tế; tạo ra những tập đoàn, công ty có năng lực mạnh về an ninh mạng được thế giới công nhận.

Bảo vệ an ninh mạng cho Đảng, Nhà nước và nhân dân

Tại phiên họp Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia (Ban chỉ đạo) cuối tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban chỉ đạo, nhận định hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật về an toàn, an ninh mạng tại VN còn chưa hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đặc biệt là đối với các DN cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Hoạt động tấn công mạng gia tăng; vẫn còn tình trạng lộ bí mật nhà nước qua môi trường mạng của một số bộ, ngành, địa phương. Tình hình thu thập trái phép, mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân vẫn còn diễn biến phức tạp. Tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó lường, có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ bảo vệ an toàn, an ninh mạng cho Đảng, Nhà nước, cho nhân dân, cho DN là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong điều kiện, bối cảnh hiện nay; phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của người dân và DN, trong đó có các lực lượng chức năng làm nòng cốt.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap