Có cơ hội thăng tiến và nhiều mối quan hệ tốt
Đã được kiểm tra EQ khi ứng tuyển,ảicóchỉsốEQcaothìdoanhnghiệpmớituyểndụ12bet Nguyễn Trọng Khánh (24 tuổi), nhân viên phòng marketing của Công ty giải pháp nền tảng số Việt Nam (TP.HCM), cảm thấy hình thức này rất thú vị.
“Trong cuộc phỏng vấn, mình được kiểm tra về cảm xúc và tư duy đối với công việc đang ứng tuyển. Qua đó, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thái độ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sự tương tác với đồng nghiệp”, Trọng Khánh chia sẻ.
Chàng trai này cho biết ngoài những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng đặt thêm 10 câu hỏi EQ khai thác các yếu tố, như: cách bộc lộ điểm mạnh, sự đánh đổi, thể hiện quy tắc sống và hành vi ứng xử. “Sau khi trả lời hết các câu hỏi, công ty đã nhận mình và cứ mỗi 2 tháng sẽ được quản lý đánh giá về thái độ, năng suất làm việc để có hướng hỗ trợ phù hợp. Vì thế, mình cảm thấy hòa nhập với môi trường công sở hơn”, Khánh cho biết.
Dù không phải làm bài kiểm tra EQ đầu vào như Khánh, nhưng Dương Minh Thiện (19 tuổi), đang làm chuyên viên tiếp thị số cho sàn thương mại điện tử VNS (TP.HCM), vẫn được giám sát về thái độ làm việc bởi doanh nghiệp.
“Thời gian đầu, mình khá thờ ơ và rụt rè nên chỉ chú tâm làm việc mà không giao tiếp với bất kỳ ai, kể cả sếp, hết giờ làm lại lẳng lặng đi về. Sau 2 tháng, mình cảm thấy xa cách với mọi người và tiến độ công việc trì trệ, khó trao đổi kinh nghiệm. Từ đó, mình mới biết bản thân có chỉ số EQ thấp”, Minh Thiện kể.
Khi được nhà tuyển dụng đưa lời khuyên, Thiện đã nghiên cứu tìm cách để tăng chỉ số EQ bằng việc luôn chuẩn bị một tâm thế thoải mái, vui vẻ khi đến công ty và hỏi chuyện mọi người nhiều hơn. “Mình nghĩ kỹ năng chuyên môn và EQ sẽ song hành cùng nhau, từ đó giúp môi trường làm việc được thoải mái, sáng tạo thêm nhiều thứ mới. Bên cạnh đó, nếu chỉ số EQ cao có cơ hội được thăng tiến và tạo lập nhiều mối quan hệ tốt”, Thiện chia sẻ.
Rất chú trọng chỉ số EQ của nhân sự
Ông Lê Vũ Hoàng Lân, Giám đốc điều hành Công ty Viet Nam Startup, cho biết: “Vừa rồi tôi có tuyển 12 nhân sự, nhưng sau 1 tháng chỉ còn lại 4, vì các bạn ít giao tiếp và tương tác với người xung quanh. Từ đó, dẫn đến việc thiếu cảm xúc rồi dần chán nản mà bỏ việc, không chỉ vậy còn làm ảnh hưởng đến người khác, kéo chất lượng đi xuống”.
Theo ông Lân, vấn đề đau đầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng là dù nhân sự có kỹ năng nhưng chỉ số EQ thấp. “Hiện tại, dù nhân sự có EQ thấp nhưng tôi vẫn nhận và cố gắng hỗ trợ vì các bạn đủ năng lực. Còn nếu vẫn giữ cái tôi lớn, không tương tác với sếp và đồng nghiệp thì rất khó tồn tại trong môi trường làm việc hiện đại vốn có sự liên kết nhóm, phòng ban rất nhiều”, vị giám đốc này chia sẻ.
Khi được hỏi: “Việc đưa EQ vào tuyển dụng có quan trọng?”, ông Lân cho biết: “Trước đây, doanh nghiệp thường tập trung vào kinh nghiệm và khả năng xử lý công việc, nhưng hiện tại những vấn đề này không còn khó khi có sự hỗ trợ của công nghệ, với nhiều khóa học kỹ năng miễn phí. Nhưng mỗi nhân sự phải tự trang bị EQ trước khi vào công ty, vì tiếp nhận những nhân sự không có thái độ tốt sẽ làm mất năng lượng của đội nhóm, kéo theo hiệu quả công việc không đạt”.
Ông Nguyễn Thanh Đảo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần quảng cáo và xúc tiến thương mại Đông Nam (TP.HCM), cũng cho rằng ngoài kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, người lao động cần có chỉ số EQ cao để thích nghi với tổ chức cũng như tìm kiếm thành công trong sự nghiệp. Đặc biệt là các công việc liên quan đến kinh doanh và đối ngoại.
"Công ty tôi đặt yêu cầu rất cao về vấn đề này, vì trong hoạt động giao tiếp nội bộ và kết nối khách hàng đòi hỏi nhân viên cần có độ nhạy về EQ. Tôi thường phỏng vấn ứng viên các câu hỏi về đời sống, sở thích, thói quen và xem xét tính cách họ thể hiện qua hành vi cử chỉ để hiểu sự cảm nhận dành cho công ty. Ngoài ra, cũng sẽ đánh giá qua cách họ giao tiếp với các mối quan hệ trên mạng xã hội như thế nào", ông Đảo cho biết.
Vị tổng giám đốc này cũng chia sẻ rằng bước lọc nhân sự ban đầu khá ngắn, do đó doanh nghiệp sẽ tiếp tục quan sát trong quá trình làm việc để đánh giá chỉ số EQ. "Khi tiếp xúc với khách hàng, nhân sự phải có khả năng cảm thụ được sự thiện chí và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Thế nên, nếu không có sự tinh tế về EQ sẽ làm mất thời gian, công sức đầu tư vào khách hàng không tiềm năng và ảnh hưởng đến tiến độ làm việc", ông Đảo nói.