Bồ Đào Nha

Ðó là chia sẻ của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ðào Lưu (ảnh), giảng viên Khoa Xã hội và Nhân văn, Trườn olympic

【olympic】'Vạ miệng' trên mạng xã hội: Cẩn trọng trước những phát ngôn của chính mình

Ðó là chia sẻ của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ðào Lưu (ảnh),ạmiệngtrênmạngxãhộiCẩntrọngtrướcnhữngphátngôncủachínhmìolympic giảng viên Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường ÐH Văn Lang, với những người trẻ nổi tiếng xoay quanh câu chuyện "vạ miệng" trên mạng xã hội.

'Vạ miệng' trên mạng xã hội: Cẩn trọng trước những phát ngôn của chính mình - Ảnh 1.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ðào Lưu


Vì sao người nổi tiếng dễ "vạ miệng"?

Thưa bà, vì sao đa phần những lùm xùm "vạ miệng" lại xảy ra với người nổi tiếng?

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Ðào Lưu: Bản chất của sự nổi tiếng chính là nhờ vào khả năng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Chính vì thế, một khi nổi tiếng, người ta sẽ phải đối diện với sự kỳ vọng, đánh giá và "ngó nghiêng" của nhiều người.

Ông bà mình thường nói "chín người mười ý" huống gì khi bạn trở nên nổi tiếng thì sẽ có hàng triệu người dõi theo từng cử chỉ, hành động, lời nói. Mỗi người lại đặt cho bạn những kỳ vọng, tiêu chuẩn, yêu cầu riêng của họ. Và điều này khiến cho bản thân người nổi tiếng dễ bị vướng vào những lùm xùm "vạ miệng".

Theo bà nguyên nhân từ đâu mà nhiều người vừa chớm nổi tiếng đã dính vào lùm xùm "vạ miệng"?

Hiện nay, không chỉ những nghệ sĩ trẻ, người mới nổi tiếng mà bất cứ ai cũng có thể vướng vào những lần "lỡ lời", đặc biệt là trên mạng xã hội.

Có nhiều nguyên nhân. Nhưng có thể kể đến những nguyên nhân thường thấy như: bản thân người trong cuộc chưa có nhiều kỹ năng khi giao tiếp, ứng xử trước công chúng, đặc biệt là trên không gian mạng. Khi đã nổi tiếng thì đừng bao giờ nghĩ rằng mình bình luận cho vui. Chỉ cần một lần lỡ lời hay phát ngôn vui quá trớn cũng dễ gây hiểu lầm và vướng vào những sự việc không đáng có.

Ngoài ra, cũng có nguyên nhân xuất phát từ việc một bộ phận nghệ sĩ cảm thấy được nhiều khán giả yêu mến nên thoải mái phát ngôn và nghĩ rằng người hâm mộ sẽ luôn bao dung cho họ. Hay cũng có thể là người nổi tiếng quá vô tư trong hành xử, phát ngôn theo bản năng một cách tự nhiên quá mức…

Tóm lại, dù là nguyên nhân nào thì cũng nên cẩn trọng và luôn "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói".

Vậy cần làm gì để tránh "vạ miệng" trên mạng xã hội, thưa bà?

Thứ nhất, nên cẩn trọng trước những phát ngôn của chính mình. Luôn ý thức được vị trí của bản thân trong lòng công chúng và cố gắng giữ những chuẩn mực nhất định.

Ngoài ra, nên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử lịch thiệp và chuẩn mực. "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe", muốn nói được những điều hay, điều tốt thì bản thân họ phải có những nội hàm bên trong. Nghĩa là phải có những nhận thức, hiểu biết và kiến thức về điều họ định nói.

Ðể có được điều này thì cần tự trau dồi, học tập thêm. Quan trọng nhất, hãy luôn giữ bình tĩnh và khách quan trong mọi tình huống để tránh những phát ngôn theo kiểu cảm tính, chủ quan.

Nếu bị "vạ miệng", người nổi tiếng cần xử lý tình huống ấy như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những hướng xử lý phù hợp vì sẽ không có khuôn mẫu chung cho tất cả mọi tình huống "vạ miệng". Thế nhưng một thái độ cầu thị, biết nhận lỗi và sửa đổi bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa sẽ khiến người khác dễ chấp nhận và bao dung cho những sai sót. Và dù tình huống thế nào thì cũng nên hết sức tinh tế, cẩn trọng, tránh trường hợp càng tẩy càng "đen".

'Vạ miệng' trên mạng xã hội: Cẩn trọng trước những phát ngôn của chính mình - Ảnh 2.

Người nổi tiếng cần sống có trách nhiệm, chuẩn mực

Nhiều ý kiến cho rằng người nổi tiếng có tác động với xã hội, với người hâm mộ, nhất là giới trẻ, vì thế cần phải có cách hành xử, ứng xử trách nhiệm. Ðơn cử là không nên để xảy ra "vạ miệng". Bà có đồng ý với quan điểm này?

Chính xác là như thế, đã xác định là người của công chúng thì cần hướng đến giá trị chung và số đông thay vì chỉ hướng tới cá nhân của mình. Nhưng điều này sẽ đặt ra cho mỗi người nổi tiếng một bài toán làm sao để giữ được nét riêng của chính mình mà vẫn làm hài lòng số đông. Ðó chính là áp lực và bản lĩnh cần có của người nổi tiếng.

Vì sao người trẻ thích nổi tiếng?

Bà Đào Lưu cho biết nổi tiếng là một trong những nhu cầu hết sức bình thường của mỗi người. Theo quan điểm của nhà tâm lý học Maslow thì nhu cầu của con người được xếp thành 5 tầng bậc như một tòa tháp. Trong đó nhu cầu muốn được nổi tiếng thuộc vào nhóm ở bậc cao (nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định bản thân - PV). Và những người trẻ thích được nổi tiếng thường có tâm lý tìm đến những cuộc thi nhằm thỏa mãn và đạt được những giá trị cho riêng mình. Dễ thấy nhất là việc tham gia các cuộc thi âm nhạc, hoa hậu…

Theo tôi, đã là người nổi tiếng thì bên cạnh việc trau dồi tài năng, cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng ứng xử tinh tế. Ðặc biệt là cần phát ngôn cẩn thận, có văn hóa, có chiều sâu bởi những phát ngôn ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng, nhất là giới trẻ.

Bà có lời khuyên nào với người nổi tiếng để họ có thể được khán giả mến mộ, yêu thích?

Ðể người khác ghét thì dễ, nhưng để được thương thì rất khó, nó cần có một quá trình và bạn cần nỗ lực chứng minh năng lực, sự khéo léo của chính mình. Người ta có thể cố "diễn" trong một vài tình huống để tỏ ra thông minh, tinh tế nhưng để lâu dài thì bản thân người đó phải thực sự có năng lực.

Muốn được khán giả yêu thương và ủng hộ mãi trong chặng đường làm nghệ thuật thì cách tốt nhất là không ngừng nỗ lực cố gắng và sống có trách nhiệm, chuẩn mực. Lối sống này cần thống nhất từ cuộc sống thường nhật và cả những lúc xuất hiện trước công chúng, trên sân khấu.

Xin cảm ơn bà vì cuộc trò chuyện!

Ý KIẾN

Phát ngôn từ sự thiếu hiểu biết rất đáng trách

Với tư cách nhà văn, tôi hoạt động trên các văn đàn, và đã từng gặp nhiều sự cố mà không ít cây bút trẻ "vạ miệng" đến mức sững sờ. Như một cây bút trẻ được mời làm diễn giả cho diễn đàn văn chương mạng. Bạn ấy vô tư khuyến khích người viết mới hãy tự do vay mượn ý tưởng khi sáng tác bởi điều này các nhà văn trên thế giới cũng làm thế. Sau cuộc giao lưu đó, nhiều người trong giới viết văn đã phản ứng về ý kiến lạ lùng này.

Tôi kể chuyện này để thấy bất cứ người trẻ nào, khi có đôi chút thành công, danh vị thì luôn phải hiểu rõ vị trí của mình. Giá trị của phát ngôn sẽ dẫn đến những hệ lụy phía sau rất nhiều. Thiết nghĩ, để phát ngôn một điều gì đó, người trẻ cần phải nắm vững lĩnh vực sắp nói, trau dồi thêm nhiều kiến thức xã hội, hoặc phải biết lựa lời khéo léo nếu chưa đủ sự am tường.

Không ai nỡ trách móc một người trẻ thiếu hiểu biết, nhưng phát ngôn từ sự thiếu hiểu biết thì rất đáng trách. Vì không thể nào sửa chữa được khi lời nói đã thốt ra. Vấn đề giải quyết chuyện "vạ miệng" là cần nhận ra sai lầm và chân thành hối lỗi. Chỉ lòng chân thành mới có thể khiến người khác dễ tha thứ.

Nhà văn Tống Phước Bảo, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap