Bồ Đào Nha

Ngày 24.11, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết thời gian gầ real madrid đấu với almería

【real madrid đấu với almería】Nhiều người nhập viện do tự mua thuốc trôi nổi điều trị vảy nến

Ngày 24.11,ềungườinhậpviệndotựmuathuốctrôinổiđiềutrịvảynếreal madrid đấu với almería Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng do tự ý mua thuốc trên mạng để điều trị vảy nến.

Theo thống kê, mỗi năm Bệnh viện Da liễu khám và điều trị cho hơn 52.000 lượt bệnh nhân vảy nến, trong đó có rất nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị do sử dụng các loại thuốc uống, thuốc thoa, thuốc tiêm không rõ nguồn gốc.

Bác sĩ đang chăm sóc vết thương cho bệnh nhân

LAN ANH

Mang họa vì tin quảng cáo trên mạng

Bệnh nhân P.N.T (64 tuổi, ngụ Phú Yên) nhập viện Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng da toàn thân bong tróc, rỉ dịch ở 2 chân đi kèm với các khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá, khớp gối sưng to và đau nhức nhiều khiến bệnh nhân đi lại khó khăn.

Kể với bác sĩ, ông T. cho biết ông bị vảy nến nhiều năm nay nhưng chỉ khô và tróc vảy nhẹ một ít ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Khoảng 8 tháng trước, ông lên mạng và đọc được thông tin có loại thuốc “trong uống ngoài bôi” chấm dứt vảy nến nên đặt mua sử dụng.

“20 ngày đầu uống thấy bình thường, đến ngày 21 thì vảy nến bùng phát từng mảng, rỉ dịch, các khớp gối, khớp ngón tay ngón chân và mắt cá chân sưng to đau nhức, đi lại khó khăn. Lo sợ tôi gọi điện cho người bán thì họ bảo sau khi sử dụng, vảy nến bùng lên thì mới tốt nên tôi tiếp tục dùng. Tuy nhiên, vảy nến bùng hết lớp này đến lớp khác, rụng nhiều đến nỗi ngày gom được cả chén vảy, da mưng mủ, rỉ dịch rất tanh, tiếp đó các khớp tay, chân, gối... sưng đỏ gây đau nhức, đi lại khó khăn, chịu không nổi nên tôi mới ngưng sử dụng và được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương điều trị và sau đó được chuyển lên Bệnh viện Da liễu”, ông T. kể.

Còn nam bệnh nhân L.H.N (18 tuổi, ngụ TP.HCM) thì nhập viện trong tình trạng da đỏ và tróc vảy toàn thân, da vùng lưng rạn nứt, người mệt mỏi, ớn lạnh… Bệnh nhân cho biết mình bị vảy nến khoảng năm nay, cách nhập viện khoảng 1 tháng rưỡi, bệnh nhân có xem quảng cáo trên mạng thấy có loại thuốc trị dứt bệnh vảy nến nên đặt mua 3 hộp (650.000 đồng/hộp). Sau khi sử dụng hết 3 hộp thì tình trạng vảy nến thuyên giảm khoảng 60%. Nhưng sau khi ngưng thuốc được 5 ngày thì vảy nến bùng phát dữ dội, da bong tróc toàn thân, vùng lưng bắt đầu rạn nứt, người ngứa ngáy, mệt, ớn lạnh… nên phải đi bệnh viện.

Quảng cáo điều trị hết bệnh vảy nến là sai sự thật

Bác sĩ CK.2 Nguyễn Vũ Hoàng, Trưởng khoa Lâm sàng 2, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết những trường hợp trên là do bệnh nhân tự ý sử dụng các loại thuốc được quảng cáo trị dứt điểm vảy nến ở trên mạng.

“Đa phần các loại thuốc uống, thuốc thoa này có chứa thành phần kháng viêm như corticosteroid nên khi mới sử dụng da sẽ láng mịn, do đó bệnh nhân sẽ tin tưởng và tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên khi ngưng thuốc thì bệnh sẽ diễn tiến nặng lên dần thành đỏ da toàn thân tróc vảy có thể đi kèm với mụn mủ, sưng đau các khớp tay chân gây biến dạng, không hồi phục được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh”, bác sĩ Hoàng nói.

Theo các chứng cứ khoa học cho đến hiện nay, bệnh vảy nến hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn nên việc quảng cáo nói có thuốc điều trị hết bệnh vảy nến là quảng cáo sai sự thật. Tuy nhiên, hiện y học có nhiều loại thuốc uống, thuốc thoa giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Đặc biệt, thuốc sinh học có khả năng khống chế được bệnh vảy nến gần như hoàn toàn. Nếu được sử dụng thuốc sinh học, bệnh nhân có cuộc sống gần như người bình thường.

Để điều trị bệnh vảy nến đúng cách, tránh các tai biến xảy ra, bác sĩ Hoàng khuyến cáo người bệnh vảy nến không nên nghe theo những lời quảng cáo “có cánh”, tự ý mua và sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Vì điều này sẽ khiến cho bệnh vảy nến nặng lên và thậm chí nếu da tổn thương quá nhiều có thể gây ra nhiễm trùng huyết với nguy cơ tử vong cao.

Bác sĩ Hoàng khuyến cáo, tốt nhất là bệnh nhân vảy nến cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu, tái khám thường xuyên. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm soát, ngăn chặn tiến độ của bệnh, giúp bệnh nhân có thể sống và sinh hoạt bình thường.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap