Chia sẻ tại Diễn đàn Phát triển công nghệ blockchain và Web3 ở Việt Nam,êngiaquốctếchiasẻnhữngràocảncủablockchainViệgiá niềng răng nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo (NIC) tại Hà Nội. Tỉ phú Charles Hoskinson, co- founder Ethereum và founder Cardano dẫn các báo cáo cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong top đầu các quốc gia về chỉ số quan tâm tiền điện tử. "Việt Nam có cộng đồng người trẻ sáng tạo, có đam mê phát triển các dự án blockchain. Tôi tin rằng, rất sớm thôi, thế giới sẽ lại được chứng kiến những cải tiến hàng đầu từ Việt Nam", Charles Hoskinson nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để công nghệ blockchain có thể tiếp tục phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa cho Việt Nam, cũng cần phải thẳng thắn chỉ ra những rào cản khiến công nghệ chưa được phát triển như kỳ vọng.
Từ kinh nghiệm của mình, bà Heesu Min, Giám đốc cấp cao về Quan hệ Chính phủ (APAC) của Binance cho biết, những bất định về chính sách đang là rào cản lớn nhất khiến blockchain và tài sản số bị rơi vào vùng xám pháp lý. Công nghệ này còn tương đối mới nên nhiều chính phủ vẫn chưa xác định được khung pháp lý chắc chắn. Thậm chí định nghĩa về tài sản kỹ thuật số vẫn chưa rõ ràng dẫn đến sự mơ hồ, khó đoán. "Đây là vấn đề chung trên toàn thế giới chứ không riêng Việt Nam. Tuy nhiên điểm tích cực là chính phủ Việt Nam đang có nhiều hoạt động thiết thực để đưa công nghệ này vào đời sống một cách an toàn, bền vững", bà Heesu Min nói.
Đại diện Binance cũng thẳng thắn nhìn nhận tài sản kỹ thuật số có thể hấp dẫn đối với các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền, khủng bố tài chính. Chính vì thế, các tổ chức cần đảm bảo rằng họ áp dụng các biện pháp AML (phân tích chống rửa tiền) và KYC (xác minh danh tính) mạnh mẽ để giám sát và báo cáo các hoạt động đáng ngờ.
Đồng quan điểm với bà Heesu Min, ông An Ngọc Thao, Phó Tổng Thư ký VINASA (Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam), cho rằng, pháp lý và tiêu chuẩn riêng đặc thù của các ngành, các lĩnh vực cụ thể như y tế, giáo dục cũng là một rào cản lớn với công nghệ blockchain. "Sự thận trọng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tiếp cận và triển khai các khung pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cho blockchain so với các nước trong khu vực và thế giới cũng khiến chúng ta mất dần lợi thế trong việc tận dụng và phổ biến công nghệ này trong phát triển kinh tế - xã hội", ông An chỉ ra.
Từ quan sát của mình, đại diện VINASA còn chỉ ra một số rào cản khác khiến blockchain chưa phát triển như kỳ vọng là: Công nghệ mới tốn nhiều chi phí và nguồn lực cho nghiên cứu, đầu tư hạ tầng lớn, trong khi những giá trị thực mang lại của các dự án chưa thực sự cao, chưa giải quyết được những bài toán lớn của các ngành. Việt Nam có nhiều người dùng nhưng nhận thức về blockchain, giá trị, ứng dụng công nghệ này của doanh nghiệp và người dân lại chưa cao. Đa phần theo trào lưu, theo tâm lý đám đông.
Tuy nhiên ông An Ngọc Thao khẳng định, blockchain ở Việt Nam thời gian qua đã có nhiều bước tiến lớn và dần phổ biến trong đời sống. "Ngoài việc nằm trong top đầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng xuất hiện trong top 200 của thế giới, thực hiện nhiều dự án blockchain cho các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung Đông, Mỹ…", Phó tổng thư ký VINASA nói.
Báo cáo của MarketsandMarkets cho thấy, thị trường blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỉ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021. Việt Nam cũng được đánh giá là hiện tượng mới của chuỗi khối thế giới khi có có những dự án tạo được dấu ấn trên toàn cầu. Nổi bật nhất là Axie Infinity của Công ty Sky Mavis là kỳ lân thứ ba của Việt Nam (sau VNG và VNPay) được định giá lên tới 3 tỉ USD. Theo Data.ai, Việt Nam có 5 cái tên góp mặt trong danh sách top 10 công ty phát hành trò chơi lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Úc và New Zealand, bao gồm Amanotes, OneSoft, GameJam, VNG và Arrasol.