Bồ Đào Nha

Người trẻ 'check-in' tại rừng Vàm Hồt.đNhững ng tập bản đồ địa lí 8

【tập bản đồ địa lí 8】Về miền Tây trải nghiệm sông nước, chụp hình với khu rừng đầy ‘ma mị’

Người trẻ 'check-in' tại rừng Vàm Hồ

t.đ

Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi có dịp đến thăm ấp Tân Quý, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, mọi người được anh Nguyễn Công Khanh, nhân viên khu du lịch Sân chim Vàm Hồ (Bến Tre), hướng dẫn hành trình hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên của miền Tây sông nước.

Cảm nhận những cơn gió mát lạnh

Đúng 7 giờ sáng, chúng tôi xuôi theo dòng sông Ba Lai, cảm nhận từng hơi mát của đất trời, gió biển. Nhìn những tia nắng long lanh in lên mặt sông tròng trành, lúc ấy cảm xúc thật lạ lẫm. Gió từ đâu ùa về, rừng dừa lao xao, rì rào…. nét bình dị và mộc mạc ở miền sông nước càng nổi bật hơn.

Dòng sông Ba Lai hiền diệu

t,đ

Sự tinh khôi về sắc màu cuộc sống trên sông Ba Lai

lee nhung

Sau một hồi di chuyển trên sông, thuyền dừng lại để cho mọi người trải nghiệm mò cua, bắt ốc, hòa mình với làn nước phù sa bên nắng sớm. Sau đó, chúng tôi được trải nghiệm hái bần, ngắm chim cò chao liệng, quan sát nhịp sống làng quê... Những ai muốn cảm giác mạnh thì thử trò quăng chài bắt cá.

Xem người dân bản địa bắt cá

t.đ

Anh Khanh hướng dẫn một bé trai ở TP.HCM vui chơi tại sông Ba Lai

t.đ

Đi cùng với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nhung (32 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cho hay đây là lần đầu tiên chị trải nghiệm các hoạt động sông nước.

“Còn gì tuyệt hơn khi ngồi trên những chiếc thuyền và cảm nhận những cơn gió mát lạnh, nghe đôi ba điệu hò đờn ca tài tử, từ từ cảm nhận trọn vẹn được vùng sông nước rất đỗi thanh bình, giản dị”, chị Nhung bộc bạch.

Trải nghiệm nét đẹp trên sông Ba Lai. Trong hình mọi người làm hoa hồng bằng lá dừa

t.đ

Những cánh chim chao liệng

lee nhung

Ngắm vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ

Sau khi thưởng thức các món bánh xèo chiên không dầu, lẩu bần… chúng tôi bắt đầu trải nghiệm sân chim Vàm Hồ.

Theo anh Khanh, Vàm Hồ là sân chim duy nhất tại tỉnh Bến Tre và cũng là sân chim gần TP.HCM nhất. Tùy vào những tháng khác nhau mà các loài chim cò sẽ quy tụ về đây, có thời điểm khu rừng là nơi trú ngụ của hàng ngàn cá thể chim. Bên cạnh đó, với sự đa dạng về sinh thái, Vàm Hồ còn có nhiều loài cây đặc trưng của vùng ngập mặn như chà là, đước…

Sân chim Vàm Hồ là vùng đất bị ngập mặn, độ cao 1,5 mét so với mặt nước biển là tương đối và được chia thành 5 khu khác nhau, bên ngoài bao bọc bởi hệ thống đê phòng hộ vững chắc.

t.đ

Thiên nhiên ở đây rất rộng lớn và đa dạng với diện tích lên đến gần 70 ha

t.đ

Rảo bước vào khu rừng, chúng tôi cảm nhận được mảng xanh, nghe rõ tiếng chim hót, hơi thở của rừng và tận hưởng không khí trong lành.

Tại đây, chúng tôi không chỉ được tìm hiểu về thế giới động vật, mà còn có thể ngắm vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ nhưng không kém phần lãng mạn của thiên nhiên. Cùng với những nhánh cây gừa cổ thụ cao lớn mọc xuyên đường đi tạo nên một khung cảnh đầy "ma mị"...

Các bạn trẻ thích thú với khung cảnh đầy ma mị bởi những cây gừa

t.đ

Tùy vào những tháng khác nhau mà các loài chim cò sẽ quy tụ về Vàm Hồ

lee nhung

Chụp ảnh liên tục với cảnh vật, Lê Hoàng Tuấn (25 tuổi, làm việc trong lĩnh vực ngân hàng ở TP.HCM) cho hay anh cảm thấy rất thích thú với khung cảnh đầy ma mị và tâm hồn dường như được thư thả khi nghe tiếng chim hót cùng với bầu không khí trong lành tại Vàm Hồ.

Những cây gừa đầy ma mị

lee nhung

“Tôi thấy bản thân hoàn toàn hòa vào thiên nhiên vì khung cảnh rất hoang sơ. Các loại cây nơi đây mọc tự nhiên tạo thành một khung cảnh thơ mộng nhưng không kém sự ma mị. Tôi nghĩ nơi đây là điểm tham quan thú vị cho mọi người đi vào dịp cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ”, anh Tuấn chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ đến đây vì tò mò sự kỳ quái của các cây trong rừng

lee nhung

Càng đi sâu vào rừng, chúng tôi càng cảm nhận được sự yên bình. Tất nhiên, cảm giác ấy rất tuyệt vời khi mà bạn vừa chinh phục được một thứ gì đó thật là mới mẻ bằng chính sự nỗ lực và đôi chân của mình. Không có gì hơn để diễn tả cảm xúc lúc ấy, chỉ có thể nói là... tuyệt vời.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap