Bồ Đào Nha

Hôn nhân giúp người trẻ vượt qua những vấ xamvn

【xamvn】Kết hôn sớm có đánh dấu sự trưởng thành?

Hôn nhân giúp người trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý

Sau hơn 1 năm yêu nhau,ếthônsớmcóđánhdấusựtrưởngthàxamvn Lương Thị Kim Quyên (24 tuổi), ngụ tại TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, quyết định kết hôn với bạn trai từ tháng 5.2022. Vừa kết hôn không lâu, chồng của Quyên phải trải qua 2 tháng thất nghiệp. Dù áp lực nhiều thứ, nhưng nhờ về chung một nhà, cả hai đã biết cách quan tâm hơn, chăm sóc và đồng cảm. Nhờ vậy, Quyên cùng chồng vượt qua năm đầu khắc nghiệt nhất của đời sống hôn nhân.

Kết hôn sớm có đánh dấu sự trưởng thành? - Ảnh 1.

Không tránh được khó khăn nhưng kết hôn mang lại cuộc sống đầy tích cực cho Quyên

NVCC

“Mình kết hôn khi vừa tốt nghiệp đại học vì lúc đó chồng đã ổn định công việc, mình cũng có khả năng kiếm tiền. Nhưng khi "sóng gió" ập tới, nếu một mình giải quyết những vấn đề đó sẽ khó khăn hơn nhiều. Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, mình đã biết tính toán tài chính tốt hơn trước rất nhiều”, Quyên chia sẻ.

Đối với Quyên, khó khăn lớn nhất trong hôn nhân là về mặt tài chính. Những vấn đề khác như mất sự tự do, ít cơ hội để trải nghiệm tuổi trẻ hơn… không phải là điều đáng ngại. Ngoài ra, khi chấp nhận sống chung với một người, bỏ đi những thú vui và cuộc sống cá nhân, đó là một sự trưởng thành, không phải nông nổi.

Quyên cho rằng muốn tìm được người phù hợp để tiến tới hôn nhân, ngoài vấn đề phù hợp về tính cách, ngoại hình, tốt nhất vẫn phải có một công việc ổn định để có thể chăm lo cho gia đình. Khi đủ khả năng duy trì đời sống vật chất, vợ chồng trẻ hoàn toàn có thể có được những giây phút vui vẻ.

Kết hôn sớm có đánh dấu sự trưởng thành? - Ảnh 2.

Những cặp đôi sau quá trình tìm hiểu có thể nghĩ đến hôn nhân khi có nguồn thu nhập

Trí Nghĩa

Lương Thu Hương (27 tuổi), ngụ tại đường Châu Thị Hóa, P.4, Q.8, TP.HCM, là một người mắc chứng rối loạn lo âu, khó ngủ, nghe tiếng động nhẹ cũng tỉnh giấc. Hương lấy chồng lúc 25 tuổi, khi vừa đi làm được 2 năm và có mức lương đủ sống. Khi vừa về nhà chồng, Hương thức đến 4-5 giờ sáng dù không sử dụng thiết bị điện tử, nhưng chồng chưa bao giờ phàn nàn. Thậm chí, chồng còn thức chung với Hương.

Sau 2 năm kết hôn, sự bầu bạn của chồng đã khiến chứng rối loạn giấc ngủ của Hương giảm hơn hẳn vì Hương luôn cảm thấy an toàn mọi lúc. Có những điều đơn giản nhưng khiến cuộc sống của Hương dễ thở. Trong những lúc ngủ, cô không bao giờ bị âm thanh làm phiền, mỗi khi thức dậy, pin điện thoại của Hương lúc nào cũng được sạc đầy, cạnh giường luôn có một cốc nước ấm. 

“Kết hôn không phải việc nghe theo đánh giá của người khác là tốt hay không tốt. Với mình, quan trọng người đó có thật sự thương mình hay không. Chỉ có thương thật sự thương mới có thể kiên nhẫn với mình. Mà chuyện này phải qua thời gian mới biết được”, Hương nói.

Hương cũng quan tâm đến vấn đề tài chính. Nhưng theo quan điểm của Hương, vợ chồng có chí tiến thủ là điều quan trọng nhất để khiến hôn nhân bền vững. Đối với cô, lương 7 triệu đồng không phải là vấn đề. Vấn đề là nó sẽ tiếp tục tăng hay dậm chân tại chỗ, phải thấy được chí tiến thủ của cả hai vợ chồng.

Thực sự trưởng thành

Bùi Thu Thủy và chồng (ngụ tại P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) quen nhau qua mạng xã hội và cưới năm 2023 khi vừa tròn 24 tuổi. Không giống những người Thủy đã từng gặp, chồng của Thủy luôn có mục tiêu và những định hướng rõ ràng cho tương lai. Điều này khiến Thủy trở nên tin tưởng hơn bao giờ hết.

Kết hôn sớm có đánh dấu sự trưởng thành? - Ảnh 3.

Năm 18 tuổi, Thủy đã có kế hoạch kết hôn lúc 25 tuổi

NVCC

Khi quyết định tiến tới hôn nhân, tình trạng kinh tế của Thủy ở mức ổn, đủ để lo chi phí đám cưới. Dù không phải quá dư dả, nhưng Thủy và chồng đều cảm thấy đã đủ yêu thương. Cả hai đồng điệu về cách sống và suy nghĩ, dù đôi lúc cũng có tranh cãi nhưng chồng của Thủy luôn biết cách cân bằng khiến mọi thứ trở nên ổn hơn.

“Bước vào cuộc sống hôn nhân, mình chín chắn hơn một chút, không còn trẻ con nữa. Mình nghĩ 24-25 là độ tuổi thích hợp để quyết định, cũng như là có trách nhiệm với cuộc sống mình hơn”, Thủy chia sẻ.

Thủy cho biết khi về một nhà, hai vợ chồng hiếm khi xảy ra những giận dỗi nhỏ nhặt như lúc đang yêu. Những lúc buồn bã, Thuỷ và bạn đời còn mở lòng và tâm sự nhiều hơn về cuộc sống. Thủy tin rằng, cuộc sống hôn nhân giúp mình và chồng có suy nghĩ vững vàng, có trách nhiệm hơn với mọi thứ mình làm.

Thạc sĩ Bùi Thị Kim Phượng (Giảng viên xã hội học, Trường đại học Duy Tân) khẳng định kết hôn là việc quan trọng của đời người, nó phải đi liền với tình yêu. Việc kết hôn không quan trọng ở độ tuổi nào, quan trọng là khi tình đã yêu chín muồi, cả hai bạn đều tự nguyện đến với nhau mới có ý nghĩa.

"Kết hôn từ 22-26 tuổi có thể giúp người trẻ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc. Nam giới sẽ có trách nhiệm hơn với gia đình, nữ giới có mái ấm để ổn định tâm lý. Đây là độ tuổi các bạn có thể chất tốt nhất để sinh sản, con cái được đảm bảo tốt nhất về trí tuệ và cảm xúc", thạc sĩ Kim Phượng nói.

Thạc sĩ Bùi Thị Kim Phượng cho biết thêm kết hôn là bước đầu để tạo gia đình. Các bạn trẻ cần có kiến thức liên quan đến tiền hôn nhân, sinh sản để có thể sinh con khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người trẻ cần phải có công việc, thu nhập ổn định để không phải lo quá về cơm áo gạo tiền. Tất cả điều này tạo tiền đề cho một gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra, vợ chồng phải thể hiện được trách nhiệm giáo dục con cái, phải có kiến thức nuôi dạy con, biến gia thành gia đình nền tảng vững chắc, có những đứa trẻ hiểu biết. Tất cả những điều này giúp người trẻ bước vào hôn nhân một cách chủ động, tự tin.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap