Bồ Đào Nha

Chiều 29.12, sau 3 ngày xét xử và nghị án, Tòa trực tiếp hôm nay

【trực tiếp hôm nay】Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt sẽ tiếp tục hầu tòa

Chiều 29.12,ổnggiámđốcViệtÁPhanQuốcViệtsẽtiếptụchầutòtrực tiếp hôm nay sau 3 ngày xét xử và nghị án, Tòa án Quân sự thủ đô Hà Nội tuyên án đối với 7 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP công nghệ Việt Á và Học viện Quân y.

Buộc bồi hoàn tiền cho ngân sách

Theo bản án, bị cáo Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), bị tuyên tổng 25 năm tù về 2 tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân y, bị tuyên 12 năm tù; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ KH-CN, bị tuyên 15 năm tù, cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt sẽ tiếp tục hầu tòa- Ảnh 1.

Các bị cáo nghe tòa tuyên án

PHÚC BÌNH

Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á lãnh 25 năm tù

4 bị cáo còn lại cùng bị tuyên phạm tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, 3 cựu sĩ quan thuộc Học viện Quân y gồm: Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang bị vật tư, 7 năm tù; Ngô Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Tài chính, 4 năm tù; Lê Trường Minh, cựu Trưởng ban Hóa dược, 6 năm tù. Người cuối cùng là Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á, bị tuyên 6 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc bị cáo Hồ Anh Sơn và Công ty Việt Á liên đới bồi hoàn hơn 18 tỉ đồng, là số tiền được giải ngân từ ngân sách để thực hiện đề tài nghiên cứu kit test Covid-19. Cựu thượng tá còn phải nộp lại hơn 1,7 tỉ đồng, là tiền thu lợi bất chính từ việc mua, bán tăm bông và ống môi trường với Công ty Việt Á. Đồng thời, tòa cũng buộc các cựu sĩ quan thuộc Học viện Quân y nộp lại số tiền đã được Công ty Việt Á chi "hoa hồng"; công ty này cũng phải bồi thường hơn 20 tỉ đồng đã gây ra thiệt hại đối với Học viện Quân y liên quan đến hành vi vi phạm quy định đấu thầu.

Ngoài vụ án này, 2 bị cáo Phan Quốc Việt và Trịnh Thanh Hùng sẽ phải hầu tòa trong vụ án thứ hai cũng về kit test Việt Á, liên quan tới hàng loạt cựu quan chức tại Bộ KH-CN, Bộ Y tế và một số địa phương, được xét xử vào 3.1.2024 tới đây.

"Hoa hồng" tiền tỉ

Theo bản án sơ thẩm, tháng 1.2020, Học viện Quân y đề xuất triển khai nhiệm vụ nghiên cứu bộ kit chẩn đoán Covid-19. Đề tài được Bộ KH-CN phê duyệt, kinh phí gần 19 tỉ đồng, do bị cáo Hồ Anh Sơn làm chủ nhiệm. Trước đó, khi hoàn thiện thủ tục phê duyệt, với động cơ vụ lợi và có sự quen biết với Phan Quốc Việt, bị cáo Trịnh Thanh Hùng yêu cầu bị cáo Sơn đưa Công ty Việt Á cùng tham gia đề tài.

Trong quá trình triển khai nghiên cứu, thay vì sử dụng kết quả từ đề tài, 3 bị cáo Hùng, Việt và Sơn lại thống nhất dùng bộ kit do Công ty Việt Á cung cấp để nghiệm thu. Với sự gian dối này, đề tài được thông qua, về danh nghĩa là Học viện Quân y nghiên cứu thành công, nhưng thực chất sản phẩm kit là của Công ty Việt Á. Tiếp đó, với sự giúp đỡ từ bị cáo Hùng và bị cáo Sơn, bị cáo Việt làm thủ tục đăng ký, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành sản phẩm. Công ty Việt Á sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá rồi bán cho các cơ sở y tế, thu lợi bất chính hơn 1.235 tỉ đồng. Bị cáo Việt bồi dưỡng cho bị cáo Hùng 350.000 USD, cho bị cáo Sơn gần 2,5 tỉ đồng.

Từ tháng 5 - 12.2021, Học viện Quân y ứng trước kit của Công ty Việt Á để sử dụng, sau đó hợp thức hồ sơ, dẫn tới thiệt hại hơn 27,7 tỉ đồng. Bị cáo Việt chỉ đạo cấp dưới chi "hoa hồng" cho bị cáo Nguyễn Văn Hiệu hơn 3,5 tỉ đồng, cho bị cáo Ngô Anh Tuấn hơn 1 tỉ đồng.

XEM NHANH 20H ngày 29.12: Phan Quốc Việt lãnh án đầu tiên | Công ty ông Dũng Lò Vôi bị phạt

Trước đó, tại phần tranh luận, có một số quan điểm bào chữa cho rằng các bị cáo phạm tội trong tình thế cấp thiết, không còn cách nào khác. Tuy nhiên, hội đồng xét xử (HĐXX) khẳng định việc mua bán kit test giữa Học viện Quân y và Công ty Việt Á diễn ra trong thời gian dài với nhiều hợp đồng khác nhau. Các bị cáo có quyền chủ động lựa chọn hoặc báo cáo cấp thẩm quyền để có phương án giải quyết, nhưng vẫn thực hiện hành vi sai phạm. Như vậy, sai phạm đã vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, không có cơ sở áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Tương tự, có ý kiến biện minh rằng hành vi của các bị cáo xuất phát từ hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, theo HĐXX, tình trạng dịch bệnh là khó khăn chung của toàn xã hội chứ không chỉ riêng các bị cáo, đây cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế, HĐXX bác bỏ đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap