Bồ Đào Nha

Sau nhiều năm kiếm được nguồn lợi nhuận lớn nhờ sản xuất các bộ phận cho ôtô động cơ đốt trong, các fcb8

【fcb8】Công nghiệp phụ trợ ôtô Đức lao đao vì xe điện

Sau nhiều năm kiếm được nguồn lợi nhuận lớn nhờ sản xuất các bộ phận cho ôtô động cơ đốt trong,ôngnghiệpphụtrợôtôĐứclaođaovìxeđiệfcb8 các nhà cung cấp linh kiện ôtô của Đức hiện gặp những khó khăn khi quá trình dịch chuyển sang các phương tiện chạy điện đang trong giai đoạn tăng tốc.

Công nhân trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy Audi, Đức. Ảnh: Reuters

Công nhân trên dây chuyền sản xuất tại nhà máy Audi, Đức. Ảnh: Reuters

Đức nổi tiếng là quê hương của những gã khổng lồ về ngành xe như Volkswagen, Mercedes hay BMW, bên cạnh đó cũng có rất nhiều công ty khác ở nước này tham gia vào lĩnh vực cung cấp linh kiện cho xe, như ZF, Continental, và các công ty nhỏ khác, sản xuất mọi thứ từ bugi đánh lửa đến máy sưởi, ống xả.

Tuy vậy, việc EU có kế hoạch cấm bán ôtô động cơ đốt trong vào năm 2035 đã khiến các nhà cung cấp linh kiện ở châu Âu gặp nhiều khó khăn. Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Strategy&, một phần của mạng lưới tập đoàn PricewaterhouseCoopers, các nhà cung cấp linh kiện tại Đức đã mất gần 3 điểm phần trăm thị phần toàn cầu kể từ năm 2019. Các nhà phân tích cho rằng một số công ty lớn có đủ năng lực để đáp ứng cho các nhu cầu thay đổi của ngành, còn các công ty nhỏ gặp nhiều rủi ro hơn.

Ví dụ như Eberspaecher, nhà cung cấp linh kiện ống xả và cụm máy sưởi cho các công ty ôtô lớn, đang trong giai đoạn chuyển đổi sang sản xuất các linh kiện khác cho xe điện. Các dây chuyền lắp ráp của Eberspaecher tại nhà máy ở Herxheim, tây nam nước Đức, đang cho ra sản phẩm cụm máy sưởi cho xe hybrid và xe điện. Ngoài việc giúp sưởi cabin, hệ thống sưởi còn giúp làm ấm nhiệt độ của khối pin khi thời tiết chuyển xấu.

Tuy nhiên, Eberspaecher với hơn 10.000 nhân viên trên toàn thế giới, vẫn còn phụ thuộc nguồn doanh thu chính với xe động cơ đốt trong, khi 52% doanh thu vào năm 2022 là từ việc cung ứng linh kiện cho dòng xe này. Mặc dù doanh thu ròng tăng lên khoảng 2,9 tỷ USD vào 2022, công ty đã lỗ 99 triệu USD, so với mức lợi nhuận 22 triệu euro của năm trước đó.

Mặt khác, trong số khoảng 400 nhà cung cấp linh kiện ở Đức, khoảng 10% có thể gặp vấn đề, một số có khả năng phá sản, ông Ferdinand Dudenhoeffer từ trung tâm nghiên cứu Center Automotive Research, cho biết. Ông cho rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất linh kiện cho ôtô động cơ đốt trong đang gặp rất nhiều khó khăn khi thế giới dịch chuyển sang xe điện.

Trái với tình hình không khả quan ở Đức, các công ty sản xuất linh kiện ở châu Á đã tăng thứ hạng toàn cầu trong những năm gần đây, theo nghiên cứu của Strategy&. Về doanh thu, gã khổng lồ pin xe điện Trung Quốc CATL đứng ở vị trí thứ hai vào năm ngoái, Denso của Nhật Bản ở vị trí thứ ba. Hơn nữa, ở thị trường Trung Quốc, thị phần của nhà sản xuất đến từ châu Âu Volkswagen đang dần bị giảm bởi các nhà sản xuất ôtô điện trong nước.

Tuy vậy, nhà cung cấp linh kiện ôtô hàng đầu trên toàn cầu về mặt doanh thu vẫn là Bosch của Đức, với dải sản phẩm đa dạng và phù hợp cho nhiều loại xe, như phanh hoặc pin. Hơn nữa, tốc độ chuyển đổi sang xe điện là khác nhau ở mỗi khu vực trên thế giới, nên vẫn có nhu cầu cho các linh kiện cho các dòng xe động cơ đốt trong trong nhiều năm tới.

Tân Phan(theo Nation)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap